emailpower / 2020-03-12

Editor là gì? Những điều thú vị liên quan đến nghề Editor chuyên nghiệp

Hiện nay, có vô số ngành nghề hot nổi lên trên thị trường thu hút không ít sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là những bạn luôn cập nhật những xu hướng công việc mới. Trong số đó phải kể đến một ngành nghề đặt biệt mang tên là Editor. Vậy bạn đã biết editor là gì hay chưa?

Nhắc đến những ngành nghề có tên gọi bằng tiếng anh như content marketing, manager, hay editor người ta sẽ nghĩ ngay đến những công việc liên quan đến các công ty nước ngoài. Tuy nhiên thì sự thật đây là những tên gọi được gọi theo tiếng anh nhằm để chuyên môn hóa nghề nghiệp một cách cụ thể, nhìn chung đây là những ngành nghề cần rất nhiều chất xám để hỗ trợ công việc, tính cạnh tranh cũng không hề nhỏ, hôm nay chúng ta tìm hiểu một trong số những ngành nghề trong số đó chính là edittor là gì nhé!

Editor là gì?

Editor hay còn gọi là biên tập viên, người chỉnh sửa video, film ảnh….những vấn đề liên quan đến chỉnh sửa một tác phẩm được hoàn thiện là nghề của những editor. Hiện nay, editor được xem là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo rất yêu thích. Cùng với mức lương cao, nhưng tính chất công việc nhiều cạnh tranh và đòi hỏi tính bền bỉ, sáng tạo.

Vào thời điểm hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều editor từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đủ mọi lứa tuổi nhận dựng clip, chỉnh sửa mọi thứ. Độ tuổi của các editor cũng rất trẻ có thể là những sinh viên, học sinh…Các editor nắm vững những kỹ năng chỉnh sửa cũng như liên tục áp dụng và cập nhật những xu hướng mới luôn được mọi người yêu thích và nhiều công ty săn đón với mức lương lý tưởng.

Những điều thú vị về nghề editor là gì?

Công việc: Các editor chuyên nghiệp có thể lựa chọn môi trường làm việc phù hợp tạo các công ty hoặc trở thành Freelance. Tuy nhiên, nhiều editor lại lựa chọn môi trường làm việc tự do không gò bó khuôn khổ so với môi trường công sở phải nhận deadline mỗi ngày. Đây là một công việc liên quan rất nhiều đến chất xám chính vì vậy nếu môi trường quá gò bó họ sẽ không thể tập trung phát huy hết tất cả những năng lực làm việc của mình.

Tương lai phát triển: Đây là một công việc có tương lai vô cùng rộng mở, đặc biệt là trong giai đoạn 4.0 như hiện nay, các editor tài năng sẽ luôn được săn đón dù bạn ở bất kỳ quốc gia nào. Điều quan trọng là các editor phải không ngừng nâng cao khả năng học hỏi, tham khảo những sản phẩm từ các nước phát triển để cải tiến cho sản phẩm của mình vượt trội và thu hút thị hiếu hơn. Việc cập nhật những xu hướng mới sẽ giúp các editor không ngừng nâng cao tay nghề và trở nên nổi tiếng trong các cộng đồng editor chuyên nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: Bất kỳ công việc nào hiện nay cũng cần phải có những điều kiện hỗ trợ nhất định, đặc biệt đối với nghề bán chất xám như các editor lại càng phải đầu tư khủng, nào là máy tính cấu hình mạnh, màn hình độ phân giải cao, ổ cứng, thiết bị kết nối, máy quay phim, máy chụp hình…

Áp lực nghề nghiệp: Ngành nghề nào cũng có những áp lực nghề nghiệp riêng, đối với những nghề lao động trí óc thì áp lực chắc chắn là điều sẽ xảy ra. Nếu bạn không chịu được áp lực chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó lâu dài với nghề editor, quanh năm làm việc với màn hình máy tính. Dĩ nhiên, những ngành đòi hỏi cảm xúc và thẫm mỹ như editor sẽ có không ít sự đánh giá của những khách hàng khó tính không hài lòng về vấn đề này, vấn đề kia. Hãy học cách chấp nhận và làm việc để cải thiện nó đúng tâm lý khách hàng thôi.

Mức độ cạnh tranh: Ở Việt Nam không ít những editor đang miệt mài làm việc, trong đó có những người làm việc tại các công ty lớn, người làm tự do hoặc làm cho chính doanh nghiệp của mình. Sự cạnh tranh đối với những editor làm việc lâu năm hay editor mới vào nghề, giữa các studio lớn và nhỏ. Tuy nhiên, càng cạnh tranh thì càng thúc đẩy sự phát triển và cống hiến, chúng ta nên quen dần với điều đó.

Trên đây, là tất cả những gì liên quan đến nghề editor, nếu bạn đang có dự định lựa chọn ngành nghề này để đồng hành lâu dài thì chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một lộ trình thật vững vàng từ kiến thức, kỹ năng đến khả năng chịu được những phán xét của khách hàng. Hy vọng bạn đã có thể hiểu được editor là gì sau khi đọc bài viết này nhé!

emailpower / 2020-03-12

Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối theo quy định hiện hành mới nhất

Bảo hiểm hưu trí là một phần rất quan trọng để người lao động về hưu có thêm được nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống bản thân sau này. Tuy nhiên có nhiều người thắc mắc về cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối như thế nào là hợp lý.

Vấn đề lương hưu và cách tính lương hưu phải được đảm bảo chính xác để người hưởng lương hưu có thể đảm bảo được cuộc sống của họ. Nếu cách tính lương hưu không chính xác rất dễ đem đến thiệt thòi cho cán bộ hưu trí. Vậy hãy xem cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối như thế nào bạn nhé!

Cách tính lương hưu sao đây được căn cứ vào những quy định quả pháp luật Bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo qua:

Đối tượng tính lương hưu 5 năm cuối là ai?

Theo Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng tham gia bảo hiểm được tính lương hưu 5 năm cuối là người lao động thuộc đối tượng nhận lương theo Nhà Nước quy định, có toàn thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, thì sẽ được tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

Người tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01/1995 sẽ tính bình quân tiền lương 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Như vậy căn cứ vào Điểm a của điều khoảng nói trên, những người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà Nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc theo chế độ tiền lương trước ngày 01/01/1995 sẽ là đối tượng được tính bình quân tiền lương 5 năm cuối.

Cách tính lương hưu 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Theo thông tư số 59/TT- BLĐTBXH quy định Điểm a, Khoản 1 Điều 20 đã quy định và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc đã ghi rõ cách tính lương hưu 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu theo công thức sau:

Mbqtl  = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc/ 60 tháng

Trong đó: Mbqlt : là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

Số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xem là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề nếu có. Theo đó, thì tiền lương này sẽ được tính dựa vào mức lương cơ sở tại thời điểm tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ cụ thể :

Ông Nguyễn Văn A đã đủ 55 tuổi, và đã bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương nhà nước quy định trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1994 đến nay là 26 năm. Và hiện tại ông A đã đủ tuổi hưởng chế độ nghỉ hưu. Vậy nên, mức tiền lưng trung bình để ông được hưởng lương hưu sẽ được tính từ khoản thời gian như sau:

Do ông A tham gia bảo hiểm trước ngày 01/01/1995 sẽ có toàn bộ khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo mức tiền nhà nước quy định. Nên mức bình quân tiền lương để bà có thể hưởng lương hưu sẽ được tính 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 Bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu của ông A sẽ được tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung.   

Mức lương hưu mà người cao tuổi được hưởng sẽ được căn cứ rõ ràng theo quy định của nhà nước. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cũng như cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối theo các Điều Khoản quy định hiện hành mới nhất. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích để tính lương hưu cho nhữn thành viên lớn tuổi trong gia đình của mình bạn nhé!

emailpower / 2019-02-12

Các yếu tố cơ bản làm nên bản CV hoàn chỉnh

Nhà tuyển dụng  xem sơ yếu lý lịch hoặc CV của bạn chỉ với một mục tiêu là xem bạn có phù hợp hay không. Tuy rằng không có khuôn khổ cho một bản CV tốt nhất nhưng khi viết CV, bạn phải bao gồm các yếu tố sau:

Thông tin chi tiết của bạn

Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của bạn để bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có thể liên hệ với bạn một cách dễ dàng.

Mục tiêu nghề nghiệp

CV của bạn cần có một đoạn slogan cá nhân giúp bạn ngay lập tức thu hút sự chú ý của người đọc và lôi kéo họ tìm hiểu thêm về bạn. Tuy nhiên đừng viết quá dài dòng, thay vào đó hãy sử dụng kỹ năng chính của bạn và liên hệ nó với công việc bạn đang ứng tuyển để cho nhà tuyển dụng thấy tại sao bạn là ứng viên tìm việc làm tiềm năng.

Kinh nghiệm làm việc
Hãy liệt kê việc làm và chức vụ gần đây nhất của bạn, sau đó trình bày tiếp các công việc trước đó bao gồm tên công ty, chức vụ và thời gian làm việc của bạn cho mỗi công ty bạn đã làm việc.

Sử dụng các gạch đầu dòng để làm nổi bật trách nhiệm và thành tích của bạn trong từng vai trò để người đọc CV có thể nhanh chóng xem xét kinh nghiệm của bạn và khả năng đáp ứng các yêu cầu đã đưa ra.

Trình độ học vấn
Một lần nữa, hãy trình bày theo thứ tự từ thông tin mới đến cũ hơn, cung cấp chi tiết ngắn gọn về trình độ học vấn và chuyên môn của bạn cùng với thành tích trong quá trình học nếu có.

Kỹ năng
Bạn phải xem kỹ những kỹ năng nào bạn thật sự có do kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra các kỹ năng ngoại ngữ, quản lý dự án cũng rất quan trọng. Bạn có thể chứng minh với nhà tuyển dụng bằng các dự án thực tế hoặc là bằng cấp các khóa học kỹ năng mềm, các chứng chỉ ngoại ngữ mà bạn có.

Sở thích và thói quen

Những thông tin này thường không bắt buộc và thường được đưa vào cuối của CV xin việc. Mục đích là cung cấp cho người phỏng vấn một bức tranh hoàn thiện và các đặc điểm cá nhân để có thể thảo luận trong buổi phỏng vấn.

Người tham khảo

Không cần thiết phải liệt kê người tham khảo, nhưng bạn nên nói rõ bạn có thể cung cấp nếu được yêu cầu. Nếu đây là công việc đầu tiên của bạn, bạn nên đề cập đến giảng viên hướng dẫn trong trường đại học.

Bố cục rõ ràng và đơn giản

Giữ CV của bạn càng ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin càng tốt. Cần tạo điều kiện thuận lợi để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận thấy thông tin họ đang tìm kiếm. Mục đích để bạn viết CV không phải là để bạn có được công việc, mà là để bạn có được một cuộc phỏng vấn tìm việc làm. Luôn nhớ rằng bạn không viết CV cho chính mình, bạn đang viết nó cho người đọc của bạn. Khi bạn viết CV, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Giữ nó ngắn gọn và thú vị.

Do khối lượng thông tin lớn mà nhà tuyển dụng nhận được nên họ thường sẽ dành tối đa 20 giây để xem xét từng CV, vì vậy điều quan trọng là phải làm cho đúng. Nếu bạn làm theo cấu trúc được nêu ở trên, bạn đang đi đúng hướng để trình bày thông tin một cách rõ ràng, ngắn gọn và thuyết phục.

emailpower / 2019-02-11

Bí quyết để có một bản CV thu hút

Hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu CV của mình nộp đơn xin việc với phần mở đầu là Hồ sơ CV thay vì Mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng hai mục đó khác nhau như thế nào, và vì sao mục này lại tốt hơn mục kia?

Hồ sơ CV là phần tóm tắt ngắn gọn những kĩ năng, kinh nghiệm và mục tiêu của ứng viên, liên quan đến vị trí tuyển dụng cụ thể. Trái lại, Mục tiêu nghề nghiệp sẽ nêu vị trí công việc mà ứng viên đang tìm.

Chủ yếu, mục hồ sơ là phiên bản rất cô đọng của CV. Không lặp lại toàn bộ CV, phần này chỉ liên kết những năng lực bạn có phù hợp yêu cầu tuyển dụng, với mục đích là cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc một cách nhanh chóng và thuyết phục.

Hồ sơ CV cũng được xem như phần sơ lược sự nghiệp, hồ sơ cá nhân, tóm tắt CV hoặc tóm tắt năng lực. Tất cả đều nhằm trình bày những khả năng chủ chốt của bạn cho vị trí bạn ứng tuyển.

         Lợi ích khi viết mục Hồ sơ CV

Khi viết CV, Hồ sơ CV giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm người tìm việc làm khác khi đang cùng cạnh tranh cho một vị trí trong công ty. Hầu hết nhà tuyển dụng chỉ dành vài giây để nhìn vào CV, và phần lớn thời gian này là để xem nửa đầu của CV. Do đó, thậm chí nhà tuyển dụng chỉ đọc phần hồ sơ (được đặt ngay bên dưới tiêu đề và thông tin liên lạc), họ vẫn sẽ có cái nhìn rõ ràng về những năng lực độc đáo của bạn.

Thêm nữa, phần hồ sơ có thể bao gồm những từ khóa quan trọng giúp CV của bạn dễ dàng được chọn hơn do nhiều công ty sử dụng hệ thống quét CV dựa theo những từ khóa đó.

         Hồ sơ CV và Mục tiêu nghề nghiệp

Nêu ra mục tiêu của bạn trong CV là cách để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn biết điều mình cần từ công việc, trong khi phần hồ sơ sẽ giải thích bạn có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp. Một cách viết CV khác là sẽ không trình bày cả hai mục này, mà thay vào đó, hãy đơn giản bắt đầu CV bằng kinh nghiệm làm việc mới nhất của bạn.

Nhiều nhà tuyển dụng thích Hồ sơ CV hơn là Mục tiêu nghề nghiệp, nhưng quyết định viết CV như thế nào phù hợp với kinh nghiệm làm việc, kĩ năng, chức vụ, bằng cấp và mục tiêu tìm việc làm của mình hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Ví dụ như, bạn có thể viết mục tiêu: “Giáo viên tiếng Anh nhiều năm kinh nghiệm đang tìm kiếm cơ hội mới tại một trường tư”, thì trong phần hồ sơ, bạn lại có thể viết: “Giáo viên tiếng Anh với 10 năm kinh nghiệm trong hệ thống trường tư. Thành công trong phát triển phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm đạt điểm cao trong các kì thi quốc gia”. Khác với phần mục tiêu, hồ sơ của bạn trả lời được cho câu hỏi: “Ứng viên này có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp?”.

         Bí quyết viết Hồ sơ CV

Hãy súc tích. Hồ sơ CV nên dài từ một đến bốn câu ngắn. Bạn có thể viết thành một đoạn hoặc theo đánh dấu đầu dòng.

Tập trung vào yêu cầu tuyển dụng. Trong phần hồ sơ, hãy chỉ nêu những kĩ năng và bằng cấp liên quan đến vị trí công việc cụ thể bạn đang ứng tuyển. Bạn đặc biệt cần phải viết mục hồ sơ nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nào hỗ trợ cho vị trí mình đang ứng tuyển – mục này sẽ giúp bạn làm nổi bật chỉ những thông tin phù hợp nhất mình có.

Tập trung vào tương lai. Mục hồ sơ trình bày những gì bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp – những gì bạn sẽ làm cho công ty trong tương lai. Hãy xem yêu cầu tuyển dụng để có thông tin chi tiết những điều công ty đang tìm kiếm ở nhân viên. Trong hồ sơ của bạn, hãy giải thích bạn sẽ đáp ứng kì vọng của công ty họ như thế nào.

Giám đốc bộ phận kinh doanh có đang tìm kiếm nhân viên có thể giúp nâng doanh thu của công ty? Trong hồ sơ, bạn có thể viết rằng bạn “Đã hỗ trợ giám đốc bộ phận kinh doanh thành công trong lập chiến lược phát triển, giúp tăng trưởng doanh thu 6 và 7 con số”. Giải thích những việc đã làm như cách thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn có thể và sẽ làm nếu họ tuyển bạn.

Chú ý bố cục. Điều quan trọng là phải trình bày sao cho nhà tuyển dụng thấy những thông tin chủ chốt khi vừa mới nhìn vào CV của bạn, vì vậy hãy đặt mục Hồ sơ ngay trên phần đầu, trước mục Lịch sử làm việc.

emailpower / 2019-01-21

Bí quyết viết thư xin việc chuyên nghiệp

Thư xin việc là văn bản bạn gởi kèm với CV nhằm cung cấp thông tin về kĩ năng và kinh nghiệm của bạn trong quá trình tìm việc làm. Lá thư này là cơ hội để bạn “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng, giải thích vì sao bạn là ứng viên lí tưởng cho công việc.

Điều quan trọng là thư xin việc của bạn phải được trình bày rõ ràng và không có lỗi. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay nếu thư không tuân theo hướng dẫn tiêu chuẩn về cách viết, hoặc nếu trong đó đầy lỗi chính tả. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau đây nhé.

Không sao chép từ CV

Mục đích của thư xin việc là thể hiện rằng bạn là một ứng viên tiềm năng và làm nổi bật kinh nghiệm và những năng lực phù hợp. Còn CV là ghi chép chung về kinh nghiệm, học vấn và những thành quả của bạn. Ngược lại, đơn xin việc nên trình bày chính xác những thông tin nền tảng của bạn chứng minh bạn là ứng viên phù hợp với vị trí công việc cụ thể như thế nào. Vì khi tìm việc làm, bạn sẽ gửi thư xin việc kèm CV, nên hãy đảm bảo thư xin việc không phải là một bản sao chép toàn bộ từ CV.

Viết thư xin việc riêng cho từng công việc

Như đã đề cập ở trên, hãy nhấn mạnh trong đơn xin việc lí do bạn là ứng viên lí tưởng cho vị trí công việc cụ thể. Điều này đòi hỏi bạn phải cá nhân hóa mỗi lá thư để phù hợp với riêng từng công ty và công việc bạn ứng tuyển.

Hãy chuyên nghiệp

Thư xin việc có yêu cầu trình bày khá nghiêm ngặt – khi nhà tuyển dụng đọc thư của bạn, họ sẽ muốn thấy những thông tin nhất định trong từng mục được xác định rõ ràng. Bạn được tự do cá nhân hóa bố cục nhưng vẫn cần phải bám sát một mức độ nhất định về tính trang trọng. Hãy đặc biệt chú ý sự chuyên nghiệp trong cách chào của bạn và cách bạn gọi nhà tuyển dụng. Ví dụ như, bạn không được để trống tên của người nhận thư, trừ khi nhà tuyển dụng đặc biệt yêu cầu bạn làm thế.

Kiểm tra kỹ lưỡng

Nhà tuyển dụng thường sẽ loại ngay những lá thư đầy lỗi sai. Do đó, để tìm việc làm thành công, hãy kiểm tra kĩ thư xin việc của bạn, và thậm chí hãy nhờ bạn bè hoặc người có khả năng viết tốt đọc lại thư và giúp bạn chỉnh sửa nếu cần thiết. Hãy kiểm tra bất kì lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Và hãy đặc biệt chú ý viết đúng tên người nhận đơn, cũng như tên công ty của họ.

Tuân theo cách trình bày phù hợp

Hãy sử dụng mẫu trình bày chính thức khi viết thư xin việc. Điều này sẽ có chút khác biệt tùy theo cách bạn sẽ nộp hồ sơ – bằng thư điện tử hoặc thư tay.

Thư xin việc viết tay và đơn xin việc điện tử

Cấu trúc soạn thư xin việc viết tay và thư xin việc điện tử khá giống nhau, mặc dù vẫn có vài điểm khác biệt quan trọng. Điểm khác biệt chính trong đơn xin việc điện tử là bạn phải có dòng tiêu đề nêu rõ lí do bạn viết đơn. Và, thay vì trình bày thông tin liên lạc của bạn ngay đầu đơn như trong đơn xin việc viết tay, khi soạn trong thư điện tử, bạn sẽ đặt phần đó bên dưới chữ kí của mình.

emailpower / 2019-01-21

Cách mở đầu thư xin xiệc thu hút

Thư xin việc truyền thống thường mở đầu với:

Kính gởi Ông/ Bà…,

Tôi viết đơn này để ứng tuyển vị trí Giám đốc tiếp thị của công ty Thomas.

Nhưng kiểu mẫu khô cứng này đã quá lỗi thời rồi.

Thư xin việc là cách tốt nhất để giới thiệu với nhà tuyển dụng bạn là ai, bạn có thể làm gì và vì sao bạn ứng tuyển công việc này – nhưng bạn lại có một không gian vô cùng hạn chế để làm tất cả việc trên. Nên, nếu bạn thật sự muốn được chú ý, bạn phải bỏ bớt những rập khuôn máy móc và thu hút người đọc ngay từ khi mở đầu.

Sau đây là vài ví dụ mở đầu thư xin việc thu hút. Chúng tôi không khuyến khích bạn sao chép chúng, vì đơn của bạn phải là câu chuyện, nền tảng và sở thích độc đáo của riêng bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo để tìm cảm hứng cho hành trình tìm việc làm của mình.

Mở đầu với niềm đam mê

1. “Nếu niềm đam mê chân chính là sai lầm, thì chẳng còn điều gì là đúng đắn. Có vẻ như toàn bộ đội ngũ của công ty X đều có cùng suy nghĩ này – và đó là lí do vì sao tôi cho rằng mình là ứng viên hoàn hảo cho đội kinh doanh của Quý công ty.”

2. “Tôi đã luôn đưa ra vô vàn lời khuyên lựa chọn phong cách thời trang cho gia đình và bạn bè mình, hoàn toàn miễn phí, kể từ khi tôi 10 tuổi. Và gần đây, tôi quyết định đã đến lúc mình được trả lương cho dịch vụ này. Đó là lí do tôi vô cùng hào hứng khi tìm thấy vị trí cố vấn thời trang cá nhân tại công ty J. Hilburn.”

3. “Sau khoảng ba năm thử sức với những vị trí khác nhau trong giai đoạn đầu tìm việc làm, tra cứu với từ khóa “tìm kiếm niềm đam mê của bạn” và cam đoan với cha mẹ rằng, vâng, con thật sự đang có một công việc, tôi bắt đầu đi đến kết luận rằng mình vô cùng xuất sắc trong hai việc: viết nội dung tuyệt vời và thu hút cộng đồng người đọc thành công.”

4. “Khi còn nhỏ, tất cả những gì tôi muốn làm là trở thành nghệ sĩ “tượng sống” trên phố. Thật tuyệt vời, theo thời gian, mục tiêu sự nghiệp của tôi dần trở nên đầy cảm hứng hơn. Tôi thích thu hút đám đông và xây dựng những trò tiêu khiển cho mọi người – chính những niềm đam mê này đã giúp tôi trở thành nhà quản lí cộng đồng hoàn hảo.”

5. “Khi tốt nghiệp, người hướng nghiệp đã cho tôi một lời khuyên mà theo tôi là khá tồi: “Hãy cứ nhận bất kì công việc nào, và từ từ xác định những điều khác sau”. Đúng là tôi có thể tích lũy nhiều kĩ năng tốt và kinh nghiệm làm việc thực tiễn từ bất cứ công việc nào, nhưng tôi muốn đảm bảo lựa chọn tìm việc làm đầu tiên của mình sẽ mang đến những cơ hội phát triển sự nghiệp và luân chuyển qua các phòng ban khác nhau. Lựa chọn của tôi là: công ty X.”

6. “Hôm trước, tôi làm bài trắc nghiệm hướng nghiệp và nhận kết quả là tôi nên làm một thương gia hàng hải. Tôi không rõ công việc đó là gì, nhưng tôi đã suy nghĩ: Một công việc kết hợp giữa kĩ năng mình có trong kinh doanh với niềm đam mê lâu nay tôi dành cho đại dương có lẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Và như thế tôi tìm cho mình một vị trí trong công ty …”

Mở đầu với tình yêu dành cho công ty

Thông thường, nhiều công ty muốn tuyển những ai biết đến, yêu thích và sử dụng sản phẩm của họ. Và trong những trường hợp này, còn điều gì tốt hơn để làm nổi bật đơn xin việc của bạn ngoài một chút lời tán dương? Sẽ thêm điểm cộng nếu bạn có thể kể một câu chuyện đáng nhớ hơn những sự kiện đơn thuần.

Tất nhiên, hãy nhớ khi kể với công ty câu chuyện khi tình yêu bắt đầu, hãy thật cụ thể và thành thật, vì không ai thích một người hâm mộ quá điên cuồng.

7. “Tôi dành phần lớn tuổi thơ của mình trên chỗ ngồi rẻ tiền tại các giải đấu bóng chày, xơi bỏng ngô và cổ vũ cho đội yêu thích cùng với ông nội. Chính niềm đam mê đó đã định hình sự nghiệp của tôi – từ hỗ trợ thành lập hội thể thao tại trường đại học đến dẫn dắt đội bóng chày của trường một mùa thi đấu bất bại trong vai trò trợ lí huấn luyện viên – và giờ đây là ứng tuyển công việc tại đội Y.”

8. “Hầu hết ứng viên bị thu hút khởi nghiệp với dịch vụ thực phẩm miễn phí, ghế lười và bán quần áo. Tất cả những điều này nghe rất tuyệt vời, nhưng điều thật sự thu hút tôi đến với công ty chính là đội ngũ hợp tác quốc tế.”

9. “Bạn tôi chính là người đầu tiên giới thiệu cho tôi vị trí trợ lí nội bộ. Anh ấy thật sự háo hức với viễn cảnh trở thành đồng nghiệp với tôi. Nhưng khi tôi tìm hiểu thêm về công ty, tôi cũng không kìm được cảm giác vô cùng hào hứng được trở thành thành viên trong đội.”

10. “Năm 7 tuổi, tôi muốn khi lớn lên mình sẽ trở thành con tắc kè trong quảng cáo của GEICO gecko. Cuối cùng, tôi đã nhận ra đó không phải là một sự lựa chọn nghề nghiệp, nhưng quý vị có thể hình dung tôi đã vui mừng thế nào khi ứng tuyển vị trí quản lí sự kiện của Quý công ty, và tìm thấy cơ hội làm việc bên cạnh linh vật của công ty mình yêu thích.”

emailpower / 2019-01-21

Bí quyết viết đơn xin việc hay nhất mọi thời đại

Đơn xin việc viết tay có thể là ác mộng. Mỗi lần bắt đầu tìm việc làm, bạn ngồi xuống và bắt tay vào soạn thảo một lá đơn xin việc viết tay, hẳn bạn sẽ tra cứu trên mạng những mẫu viết đơn, để rồi bị quá tải và bắt đầu băn khoăn: Liệu có ai thật sự đọc những điều này không? Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu cứ nộp mỗi CV thôi?

Trước hết, bạn có thể an tâm rằng người sử dụng lao động có đọc đơn xin việc viết tay của bạn. Thực tế, với vài nhà tuyển dụng, lá đơn này là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ tìm việc làm của bạn. Và đúng là bạn có thể chỉ nộp mỗi CV thôi, nhưng khi đó bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trình bày với nhà tuyển dụng tương lai bạn là ai, vì sao họ nên tuyển bạn và giúp bạn nổi bật hơn tất cả ứng viên khác.

Để đảm bảo đơn xin việc của bạn được thiết kế tuyệt vời nhất, và không hề khó khăn như những cơn ác mộng, bài viết sau sẽ mang đến cho bạn lời khuyên tốt nhất về cách viết đơn.

 Mở đầu

Phần khó nhất là mở đầu từ một trang giấy trắng, không biết bắt đầu như thế nào. Hãy dùng những điểm sau để sắp xếp và viết đơn sao cho đảm bảo bạn sẽ đánh bại nhà tuyển dụng với ấn tượng đầu tiên.

Viết mỗi đơn xin việc mới cho từng vị trí ứng tuyển

Lấy lá đơn bạn dùng cho công việc trước, đổi tên công ty rồi gởi đi sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng phần lớn người sử dụng lao động muốn thấy bạn thật sự hào hứng về vị trí công việc cụ thể và công ty của họ, có nghĩa là hãy soạn riêng mỗi lá đơn xin việc viết tay cho từng vị trí bạn ứng tuyển.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại vài câu hoặc cụm quan trọng từ đơn cũ qua đơn mới, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến chuyện gởi đi lá đơn 100% chung chung. “Kính gởi Nhà tuyển dụng, tôi vô cùng hào hứng được ứng tuyển vị trí đang trống tại Quý công ty” là một tín hiệu ngay lập tức đến nhà tuyển dụng rằng bạn đang phát tán hồ sơ cho bất kì vị trí đăng tuyển nào. Lỗi lầm này có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay tức khắc.

Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mẫu tham khảo

Có nghĩa là bạn vẫn có thể tham khảo một số mẫu để tìm hỗ trợ.

Nêu tên của nhà tuyển dụng

Cách truyền thống nhất khi viết đơn là sử dụng tên của đối phương cùng với danh xưng “Ông” hoặc “Bà”, ví dụ như, “Kính gởi Bà Jane Smith” hoặc “Kính gởi Bà Smith”. Nếu bạn biết chắc chắn rằng doanh nghiệp này có môi trường làm việc thân thiện hơn, thì bạn có thể bỏ bớt “Ông” hoặc “Bà”. Và nếu bạn không biết chắc nên dùng “Ông” hay “Bà” với một cái tên dễ gây nhầm lẫn, dù đã tra cứu, thì dứt khoát hãy bỏ danh xưng.

Không bao giờ dùng lời chào chung chung như “Gởi đến những ai quan tâm” hoặc “Kính gởi Ông hoặc Bà” – những cách này quá cứng nhắc và lỗi thời. Nếu bạn không thể xác định tên của nhà tuyển dụng, hãy viết đơn với lời chào đến trưởng phòng vị trí bạn đang ứng tuyển. Hoặc nếu bạn thật sự không thể tìm ra một cái tên nào, hãy viết như “Kính gởi Giám đốc tuyển dụng Kỹ sư hệ thống” hoặc “Kính gởi Ban tìm kiếm Giám đốc tài chính”.

Viết dòng mở đầu khéo léo

Không cần mở đầu với tên của bạn, nhà tuyển dụng đã thấy trong CV rồi. Cách tốt là hãy đề cập công việc bạn đang ứng tuyển, vì nhà tuyển dụng có thể phải xem xét ứng viên ứng tuyển hàng tá công việc khác nhau. Bạn có thể viết, “Tôi vô cùng hào hứng ứng tuyển [vị trí công việc] tại [tên công ty]”, hãy thử linh hoạt trong dòng mở đầu kết hợp giới thiệu về bạn và làm nổi bật sự hào hứng bạn dành cho công ty, niềm đam mê bạn dành cho công việc hoặc những thành tựu trong quá khứ.

         Thân bài

Phần chính là đây. Hãy đọc những lời khuyên chi tiết về kĩ năng và thành tựa bạn nên trình bày trong đơn, cũng như những thông tin tuyện đối không nên nêu vào.

Chi tiết hơn CV

Sai lầm to lớn và phổ biến mà nhiều người tìm việc làm mắc phải là lặp lại CV trong đơn xin việc. Đừng chỉ nhắc lại: “Tôi chịu trách nhiệm xác định và giữ chân khách hàng cũ”, thay vào đó, hãy mở rộng ra bức tranh toàn cảnh về kinh nghiệm và thành quả của bạn, và “khoe khoang” vì sao bạn là lựa chọn hoàn hảo.

Không biết viết như thế nào? Hãy tự hỏi mình những câu sau:

– Bạn đã sử dụng cách tiếp cận nào để giải quyết một trong những trọng trách bạn đề cập trong CV?

– Bạn sẽ nêu những chi tiết nào nếu bạn phải kể một câu chuyện rất ngắn về cách bạn thành công trong trọng trách kể trên?

– Tính cách, đam mê và tinh thần tích cực trong công việc nào của bạn giúp bạn đặc biệt hoàn thành tốt công việc?

Đừng nghĩ về những điều công ty sẽ làm cho bạn

Một lỗi phổ biến khác trong đơn xin việc là nói về những gì công việc sẽ mang lại cho bạn. Thẳng thắn mà nói, nhà tuyển dụng thừa biết rồi – điều họ thật sự muốn biết là bạn sẽ mang lại gì cho công việc và doanh nghiệp của họ.

Hãy cố gắng xác định những điểm yếu của công ty – những vấn đề họ cần nhân viên tương lai giúp giải quyết. Sau đó, hãy nhấn mạnh kĩ năng và kinh nghiệm bạn có sẽ giúp bạn giải quyết chúng.

         Kết đơn

Hãy tìm những dòng kết đơn phù hợp và tạo cho đơn xin việc của bạn một ấn tượng tốt.

Ngắn và ngọt ngào

Luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng thông thường thì khi viết đơn xin việc, đừng dài hơn một trang. Theo khảo sát, hơn hai phần ba nhà tuyển dụng nói họ thích một lá đơn dài nửa trang giấy (khoảng 250 từ) hoặc “càng ngắn càng tốt”.

Kết thúc ấn tượng

Bạn thường bị cám dỗ viết lời kết sáo rỗng: “Tôi rất mong nhận tin phản hồi từ Quý công ty”. Nhưng đoạn kết là cơ hội cuối cùng để bạn nhấn mạnh sự nhiệt tình của mình dành cho doanh nghiệp hoặc bạn là lựa chọn tuyệt vời như thế nào cho vị trí.

Ví dụ như, bạn có thể viết: “Tôi vô cùng hứng thú với sứ mệnh của [tên công ty] và mong muốn đóng góp [những kĩ năng tuyệt vời của bạn] cho công việc”.

emailpower / 2019-01-20

CV dài hai trang, có ổn?

Một đêm bạn thức khuya lướt danh sách tìm việc làm và một cơ hội hoàn hảo chợt xuất hiện. Vui mừng, bạn vội cập nhật thông tin trong CV của mình.

Nhưng trước khi bổ sung những kĩ năng và thành tựu tuyệt nhất và mới nhất, bạn chợt bị gián đoạn bởi cuộc tranh luận liên quan vấn đề tìm việc làm: Bạn nên viết CV dài một hay hai trang?

Câu trả lời là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ quan người tìm việc làm. Tra cứu vấn đề này và bạn sẽ nhận được 100 nguồn khác nhau cho 400 lời khuyên khác nhau. Sự thật là chúng ta vốn luôn bám theo yêu cầu viết CV truyền thống dài một trang. Nhưng thời đại kĩ thuật số hiện nay đã thổi bùng lên một loạt ý kiến mới.

Tóm lại là, có vài qui định cần xem xét khi quyết định viết CV dài bao nhiêu trang.

Khi số lượng bằng chất lượng

Khi sự nghiệp của bạn phát triển, bạn sẽ tìm thấy những điều đã từng phù hợp trong CV giờ không còn như trước nữa. Ví dụ như, nếu bạn làm trong lĩnh vực của mình vài năm hoặc đang đổi việc, thì không cần trình bày mỗi nhiệm vụ cho từng vị trí. Bạn nên biết cân bằng số lượng kinh nghiệm bạn có với chất lượng lịch sử làm việc của bạn. Nếu bạn có đủ kinh nghiệm phù hợp, khóa rèn luyện và bằng cấp liên quan vị trí ứng tuyển để thể hiện trong nhiều hơn một trang CV, thì hãy viết nhiều hơn.

Hãy lưu ý rằng những thông tin đó phải phù hợp. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ trình bày chi tiết tất cả thành quả từ công việc trông trẻ hồi phổ thông của mình. Cũng không có nghĩa là liệt kê mọi khóa học đại học bạn tham gia và mọi bằng cấp bạn có.

Nếu một nhà tuyển dụng phải xem một CV dài hơn một trang, thì CV đó tốt nhất là phải kể được câu chuyện hay. Liệt kê mọi công việc bạn từng làm khi là một quản lí không khiến bạn trở thành một quản lí giỏi. Nhưng nếu bạn kể bạn đã giúp tăng năng suất lên 25% hoặc những thay đổi nổi bật trong qui trình hoạt động của nhiều đội nhóm tại nhiều công ty, thì bạn đã dùng trang giấy này một cách rất thông minh.

Nếu bạn có thể cô đọng lại số lượng thành tựu của mình để kể rõ cách bạn giúp công việc, dự án hoặc nhiệm vụ thành công hơn và bạn cần nhiều hơn một trang để minh họa điều đó một cách hiệu quả, thì bạn đang tận dụng tốt.

Khi độ dài không còn quan trọng

Nội dung của bạn là hoàn hảo. Bạn đã chỉnh sửa, thu nhỏ cỡ chữ, điều chỉnh lề và sử dụng hộp văn bản để tuân thủ qui định viết CV trong một trang. Nhưng không may thay, bạn vẫn không đủ chỗ.

Đến nước này, hoàn toàn ổn khi tăng cỡ chữ CV để nội dung dài hơn một trang. Đừng lo, bạn sẽ không bị loại vì CV không phù hợp đâu.

Thành thật mà nói, nhà tuyển dụng sẽ tặng bạn điểm cộng vì không hành hạ mắt họ với cỡ chữ siêu nhỏ hoặc khiến họ hoa cả mắt lên để tìm thông tin mình cần.

Một CV với văn bản trải dài khắp trang giấy hoặc rút sát vào nhau sẽ trông như được viết bởi một người bủn xỉn, điều này có thể gởi đến nhà tuyển dụng thông điệp sai về bạn. Nếu nhà tuyển dụng có ấn tượng rằng bạn không thể sắp xếp ý tưởng của mình một cách hiệu quả trên trang giấy, họ có thể sẽ ngầm đoán về cách bạn sẽ thể hiện trong công việc. Tốt hơn là cẩn thận trước khi phải hối tiếc và hãy trình bày vốn kinh nghiệm phong phú của mình ở trang thứ hai.

Còn phần trống thừa?

Nếu văn bản của bạn ở trang thứ hai chỉ dài độ một hoặc hai dòng, thì có lẽ bạn nên chỉnh phần trình bày lại và tuân theo qui định một trang.

Nếu bạn cảm thấy cần phải lấp đầy khoảng trống đó, hãy thật khôn ngoan và đảm bảo phần thông tin phải phù hợp. Bạn có thể bổ sung thông tin về năng lực lãnh đạo, tổ chức mình tham gia, công việc tình nguyện, sở thích hoặc hoạt động thể thao. Cách này sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có một cuộc sống sinh động ngoài công việc và cung cấp vài điều về cá tính của bạn.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng phần thông tin này không cần phải được viết theo văn bản. Bạn có thể giúp CV trông tuyệt vời hơn với biểu đồ tròn, đường và cột. Cũng hãy lưu ý, cách trình bày sáng tạo này không phải lúc nào cũng là cách hay khi ứng tuyển trực tuyến và phần mềm quét CV có thể không đọc được CV của bạn.

Vậy, đâu là kết luận cho cuộc tranh luận về độ dài CV? Trong thế giới của hồ sơ kĩ thuật số, độ dài không thật sự quan trọng, miễn là bạn kể một câu chuyện thú vị về lịch sử làm việc của mình một cách dễ đọc.