Editor là gì? Những điều thú vị liên quan đến nghề Editor chuyên nghiệp

emailpower / 2020-03-12

Hiện nay, có vô số ngành nghề hot nổi lên trên thị trường thu hút không ít sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là những bạn luôn cập nhật những xu hướng công việc mới. Trong số đó phải kể đến một ngành nghề đặt biệt mang tên là Editor. Vậy bạn đã biết editor là gì hay chưa?

Nhắc đến những ngành nghề có tên gọi bằng tiếng anh như content marketing, manager, hay editor người ta sẽ nghĩ ngay đến những công việc liên quan đến các công ty nước ngoài. Tuy nhiên thì sự thật đây là những tên gọi được gọi theo tiếng anh nhằm để chuyên môn hóa nghề nghiệp một cách cụ thể, nhìn chung đây là những ngành nghề cần rất nhiều chất xám để hỗ trợ công việc, tính cạnh tranh cũng không hề nhỏ, hôm nay chúng ta tìm hiểu một trong số những ngành nghề trong số đó chính là edittor là gì nhé!

Editor là gì?

Editor hay còn gọi là biên tập viên, người chỉnh sửa video, film ảnh….những vấn đề liên quan đến chỉnh sửa một tác phẩm được hoàn thiện là nghề của những editor. Hiện nay, editor được xem là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo rất yêu thích. Cùng với mức lương cao, nhưng tính chất công việc nhiều cạnh tranh và đòi hỏi tính bền bỉ, sáng tạo.

Vào thời điểm hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều editor từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đủ mọi lứa tuổi nhận dựng clip, chỉnh sửa mọi thứ. Độ tuổi của các editor cũng rất trẻ có thể là những sinh viên, học sinh…Các editor nắm vững những kỹ năng chỉnh sửa cũng như liên tục áp dụng và cập nhật những xu hướng mới luôn được mọi người yêu thích và nhiều công ty săn đón với mức lương lý tưởng.

Những điều thú vị về nghề editor là gì?

Công việc: Các editor chuyên nghiệp có thể lựa chọn môi trường làm việc phù hợp tạo các công ty hoặc trở thành Freelance. Tuy nhiên, nhiều editor lại lựa chọn môi trường làm việc tự do không gò bó khuôn khổ so với môi trường công sở phải nhận deadline mỗi ngày. Đây là một công việc liên quan rất nhiều đến chất xám chính vì vậy nếu môi trường quá gò bó họ sẽ không thể tập trung phát huy hết tất cả những năng lực làm việc của mình.

Tương lai phát triển: Đây là một công việc có tương lai vô cùng rộng mở, đặc biệt là trong giai đoạn 4.0 như hiện nay, các editor tài năng sẽ luôn được săn đón dù bạn ở bất kỳ quốc gia nào. Điều quan trọng là các editor phải không ngừng nâng cao khả năng học hỏi, tham khảo những sản phẩm từ các nước phát triển để cải tiến cho sản phẩm của mình vượt trội và thu hút thị hiếu hơn. Việc cập nhật những xu hướng mới sẽ giúp các editor không ngừng nâng cao tay nghề và trở nên nổi tiếng trong các cộng đồng editor chuyên nghiệp.

Điều kiện hỗ trợ: Bất kỳ công việc nào hiện nay cũng cần phải có những điều kiện hỗ trợ nhất định, đặc biệt đối với nghề bán chất xám như các editor lại càng phải đầu tư khủng, nào là máy tính cấu hình mạnh, màn hình độ phân giải cao, ổ cứng, thiết bị kết nối, máy quay phim, máy chụp hình…

Áp lực nghề nghiệp: Ngành nghề nào cũng có những áp lực nghề nghiệp riêng, đối với những nghề lao động trí óc thì áp lực chắc chắn là điều sẽ xảy ra. Nếu bạn không chịu được áp lực chắc chắn bạn sẽ không thể gắn bó lâu dài với nghề editor, quanh năm làm việc với màn hình máy tính. Dĩ nhiên, những ngành đòi hỏi cảm xúc và thẫm mỹ như editor sẽ có không ít sự đánh giá của những khách hàng khó tính không hài lòng về vấn đề này, vấn đề kia. Hãy học cách chấp nhận và làm việc để cải thiện nó đúng tâm lý khách hàng thôi.

Mức độ cạnh tranh: Ở Việt Nam không ít những editor đang miệt mài làm việc, trong đó có những người làm việc tại các công ty lớn, người làm tự do hoặc làm cho chính doanh nghiệp của mình. Sự cạnh tranh đối với những editor làm việc lâu năm hay editor mới vào nghề, giữa các studio lớn và nhỏ. Tuy nhiên, càng cạnh tranh thì càng thúc đẩy sự phát triển và cống hiến, chúng ta nên quen dần với điều đó.

Trên đây, là tất cả những gì liên quan đến nghề editor, nếu bạn đang có dự định lựa chọn ngành nghề này để đồng hành lâu dài thì chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị cho mình một lộ trình thật vững vàng từ kiến thức, kỹ năng đến khả năng chịu được những phán xét của khách hàng. Hy vọng bạn đã có thể hiểu được editor là gì sau khi đọc bài viết này nhé!

FILED UNDER : Bài viết hay

TAG :