emailpower / 2019-01-21

Bí quyết viết thư xin việc chuyên nghiệp

Thư xin việc là văn bản bạn gởi kèm với CV nhằm cung cấp thông tin về kĩ năng và kinh nghiệm của bạn trong quá trình tìm việc làm. Lá thư này là cơ hội để bạn “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng, giải thích vì sao bạn là ứng viên lí tưởng cho công việc.

Điều quan trọng là thư xin việc của bạn phải được trình bày rõ ràng và không có lỗi. Nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay nếu thư không tuân theo hướng dẫn tiêu chuẩn về cách viết, hoặc nếu trong đó đầy lỗi chính tả. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau đây nhé.

Không sao chép từ CV

Mục đích của thư xin việc là thể hiện rằng bạn là một ứng viên tiềm năng và làm nổi bật kinh nghiệm và những năng lực phù hợp. Còn CV là ghi chép chung về kinh nghiệm, học vấn và những thành quả của bạn. Ngược lại, đơn xin việc nên trình bày chính xác những thông tin nền tảng của bạn chứng minh bạn là ứng viên phù hợp với vị trí công việc cụ thể như thế nào. Vì khi tìm việc làm, bạn sẽ gửi thư xin việc kèm CV, nên hãy đảm bảo thư xin việc không phải là một bản sao chép toàn bộ từ CV.

Viết thư xin việc riêng cho từng công việc

Như đã đề cập ở trên, hãy nhấn mạnh trong đơn xin việc lí do bạn là ứng viên lí tưởng cho vị trí công việc cụ thể. Điều này đòi hỏi bạn phải cá nhân hóa mỗi lá thư để phù hợp với riêng từng công ty và công việc bạn ứng tuyển.

Hãy chuyên nghiệp

Thư xin việc có yêu cầu trình bày khá nghiêm ngặt – khi nhà tuyển dụng đọc thư của bạn, họ sẽ muốn thấy những thông tin nhất định trong từng mục được xác định rõ ràng. Bạn được tự do cá nhân hóa bố cục nhưng vẫn cần phải bám sát một mức độ nhất định về tính trang trọng. Hãy đặc biệt chú ý sự chuyên nghiệp trong cách chào của bạn và cách bạn gọi nhà tuyển dụng. Ví dụ như, bạn không được để trống tên của người nhận thư, trừ khi nhà tuyển dụng đặc biệt yêu cầu bạn làm thế.

Kiểm tra kỹ lưỡng

Nhà tuyển dụng thường sẽ loại ngay những lá thư đầy lỗi sai. Do đó, để tìm việc làm thành công, hãy kiểm tra kĩ thư xin việc của bạn, và thậm chí hãy nhờ bạn bè hoặc người có khả năng viết tốt đọc lại thư và giúp bạn chỉnh sửa nếu cần thiết. Hãy kiểm tra bất kì lỗi chính tả hoặc ngữ pháp nào. Và hãy đặc biệt chú ý viết đúng tên người nhận đơn, cũng như tên công ty của họ.

Tuân theo cách trình bày phù hợp

Hãy sử dụng mẫu trình bày chính thức khi viết thư xin việc. Điều này sẽ có chút khác biệt tùy theo cách bạn sẽ nộp hồ sơ – bằng thư điện tử hoặc thư tay.

Thư xin việc viết tay và đơn xin việc điện tử

Cấu trúc soạn thư xin việc viết tay và thư xin việc điện tử khá giống nhau, mặc dù vẫn có vài điểm khác biệt quan trọng. Điểm khác biệt chính trong đơn xin việc điện tử là bạn phải có dòng tiêu đề nêu rõ lí do bạn viết đơn. Và, thay vì trình bày thông tin liên lạc của bạn ngay đầu đơn như trong đơn xin việc viết tay, khi soạn trong thư điện tử, bạn sẽ đặt phần đó bên dưới chữ kí của mình.

emailpower / 2019-01-21

Cách mở đầu thư xin xiệc thu hút

Thư xin việc truyền thống thường mở đầu với:

Kính gởi Ông/ Bà…,

Tôi viết đơn này để ứng tuyển vị trí Giám đốc tiếp thị của công ty Thomas.

Nhưng kiểu mẫu khô cứng này đã quá lỗi thời rồi.

Thư xin việc là cách tốt nhất để giới thiệu với nhà tuyển dụng bạn là ai, bạn có thể làm gì và vì sao bạn ứng tuyển công việc này – nhưng bạn lại có một không gian vô cùng hạn chế để làm tất cả việc trên. Nên, nếu bạn thật sự muốn được chú ý, bạn phải bỏ bớt những rập khuôn máy móc và thu hút người đọc ngay từ khi mở đầu.

Sau đây là vài ví dụ mở đầu thư xin việc thu hút. Chúng tôi không khuyến khích bạn sao chép chúng, vì đơn của bạn phải là câu chuyện, nền tảng và sở thích độc đáo của riêng bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo để tìm cảm hứng cho hành trình tìm việc làm của mình.

Mở đầu với niềm đam mê

1. “Nếu niềm đam mê chân chính là sai lầm, thì chẳng còn điều gì là đúng đắn. Có vẻ như toàn bộ đội ngũ của công ty X đều có cùng suy nghĩ này – và đó là lí do vì sao tôi cho rằng mình là ứng viên hoàn hảo cho đội kinh doanh của Quý công ty.”

2. “Tôi đã luôn đưa ra vô vàn lời khuyên lựa chọn phong cách thời trang cho gia đình và bạn bè mình, hoàn toàn miễn phí, kể từ khi tôi 10 tuổi. Và gần đây, tôi quyết định đã đến lúc mình được trả lương cho dịch vụ này. Đó là lí do tôi vô cùng hào hứng khi tìm thấy vị trí cố vấn thời trang cá nhân tại công ty J. Hilburn.”

3. “Sau khoảng ba năm thử sức với những vị trí khác nhau trong giai đoạn đầu tìm việc làm, tra cứu với từ khóa “tìm kiếm niềm đam mê của bạn” và cam đoan với cha mẹ rằng, vâng, con thật sự đang có một công việc, tôi bắt đầu đi đến kết luận rằng mình vô cùng xuất sắc trong hai việc: viết nội dung tuyệt vời và thu hút cộng đồng người đọc thành công.”

4. “Khi còn nhỏ, tất cả những gì tôi muốn làm là trở thành nghệ sĩ “tượng sống” trên phố. Thật tuyệt vời, theo thời gian, mục tiêu sự nghiệp của tôi dần trở nên đầy cảm hứng hơn. Tôi thích thu hút đám đông và xây dựng những trò tiêu khiển cho mọi người – chính những niềm đam mê này đã giúp tôi trở thành nhà quản lí cộng đồng hoàn hảo.”

5. “Khi tốt nghiệp, người hướng nghiệp đã cho tôi một lời khuyên mà theo tôi là khá tồi: “Hãy cứ nhận bất kì công việc nào, và từ từ xác định những điều khác sau”. Đúng là tôi có thể tích lũy nhiều kĩ năng tốt và kinh nghiệm làm việc thực tiễn từ bất cứ công việc nào, nhưng tôi muốn đảm bảo lựa chọn tìm việc làm đầu tiên của mình sẽ mang đến những cơ hội phát triển sự nghiệp và luân chuyển qua các phòng ban khác nhau. Lựa chọn của tôi là: công ty X.”

6. “Hôm trước, tôi làm bài trắc nghiệm hướng nghiệp và nhận kết quả là tôi nên làm một thương gia hàng hải. Tôi không rõ công việc đó là gì, nhưng tôi đã suy nghĩ: Một công việc kết hợp giữa kĩ năng mình có trong kinh doanh với niềm đam mê lâu nay tôi dành cho đại dương có lẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Và như thế tôi tìm cho mình một vị trí trong công ty …”

Mở đầu với tình yêu dành cho công ty

Thông thường, nhiều công ty muốn tuyển những ai biết đến, yêu thích và sử dụng sản phẩm của họ. Và trong những trường hợp này, còn điều gì tốt hơn để làm nổi bật đơn xin việc của bạn ngoài một chút lời tán dương? Sẽ thêm điểm cộng nếu bạn có thể kể một câu chuyện đáng nhớ hơn những sự kiện đơn thuần.

Tất nhiên, hãy nhớ khi kể với công ty câu chuyện khi tình yêu bắt đầu, hãy thật cụ thể và thành thật, vì không ai thích một người hâm mộ quá điên cuồng.

7. “Tôi dành phần lớn tuổi thơ của mình trên chỗ ngồi rẻ tiền tại các giải đấu bóng chày, xơi bỏng ngô và cổ vũ cho đội yêu thích cùng với ông nội. Chính niềm đam mê đó đã định hình sự nghiệp của tôi – từ hỗ trợ thành lập hội thể thao tại trường đại học đến dẫn dắt đội bóng chày của trường một mùa thi đấu bất bại trong vai trò trợ lí huấn luyện viên – và giờ đây là ứng tuyển công việc tại đội Y.”

8. “Hầu hết ứng viên bị thu hút khởi nghiệp với dịch vụ thực phẩm miễn phí, ghế lười và bán quần áo. Tất cả những điều này nghe rất tuyệt vời, nhưng điều thật sự thu hút tôi đến với công ty chính là đội ngũ hợp tác quốc tế.”

9. “Bạn tôi chính là người đầu tiên giới thiệu cho tôi vị trí trợ lí nội bộ. Anh ấy thật sự háo hức với viễn cảnh trở thành đồng nghiệp với tôi. Nhưng khi tôi tìm hiểu thêm về công ty, tôi cũng không kìm được cảm giác vô cùng hào hứng được trở thành thành viên trong đội.”

10. “Năm 7 tuổi, tôi muốn khi lớn lên mình sẽ trở thành con tắc kè trong quảng cáo của GEICO gecko. Cuối cùng, tôi đã nhận ra đó không phải là một sự lựa chọn nghề nghiệp, nhưng quý vị có thể hình dung tôi đã vui mừng thế nào khi ứng tuyển vị trí quản lí sự kiện của Quý công ty, và tìm thấy cơ hội làm việc bên cạnh linh vật của công ty mình yêu thích.”

emailpower / 2019-01-21

Bí quyết viết đơn xin việc hay nhất mọi thời đại

Đơn xin việc viết tay có thể là ác mộng. Mỗi lần bắt đầu tìm việc làm, bạn ngồi xuống và bắt tay vào soạn thảo một lá đơn xin việc viết tay, hẳn bạn sẽ tra cứu trên mạng những mẫu viết đơn, để rồi bị quá tải và bắt đầu băn khoăn: Liệu có ai thật sự đọc những điều này không? Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu cứ nộp mỗi CV thôi?

Trước hết, bạn có thể an tâm rằng người sử dụng lao động có đọc đơn xin việc viết tay của bạn. Thực tế, với vài nhà tuyển dụng, lá đơn này là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ tìm việc làm của bạn. Và đúng là bạn có thể chỉ nộp mỗi CV thôi, nhưng khi đó bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trình bày với nhà tuyển dụng tương lai bạn là ai, vì sao họ nên tuyển bạn và giúp bạn nổi bật hơn tất cả ứng viên khác.

Để đảm bảo đơn xin việc của bạn được thiết kế tuyệt vời nhất, và không hề khó khăn như những cơn ác mộng, bài viết sau sẽ mang đến cho bạn lời khuyên tốt nhất về cách viết đơn.

 Mở đầu

Phần khó nhất là mở đầu từ một trang giấy trắng, không biết bắt đầu như thế nào. Hãy dùng những điểm sau để sắp xếp và viết đơn sao cho đảm bảo bạn sẽ đánh bại nhà tuyển dụng với ấn tượng đầu tiên.

Viết mỗi đơn xin việc mới cho từng vị trí ứng tuyển

Lấy lá đơn bạn dùng cho công việc trước, đổi tên công ty rồi gởi đi sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng phần lớn người sử dụng lao động muốn thấy bạn thật sự hào hứng về vị trí công việc cụ thể và công ty của họ, có nghĩa là hãy soạn riêng mỗi lá đơn xin việc viết tay cho từng vị trí bạn ứng tuyển.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại vài câu hoặc cụm quan trọng từ đơn cũ qua đơn mới, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến chuyện gởi đi lá đơn 100% chung chung. “Kính gởi Nhà tuyển dụng, tôi vô cùng hào hứng được ứng tuyển vị trí đang trống tại Quý công ty” là một tín hiệu ngay lập tức đến nhà tuyển dụng rằng bạn đang phát tán hồ sơ cho bất kì vị trí đăng tuyển nào. Lỗi lầm này có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay tức khắc.

Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mẫu tham khảo

Có nghĩa là bạn vẫn có thể tham khảo một số mẫu để tìm hỗ trợ.

Nêu tên của nhà tuyển dụng

Cách truyền thống nhất khi viết đơn là sử dụng tên của đối phương cùng với danh xưng “Ông” hoặc “Bà”, ví dụ như, “Kính gởi Bà Jane Smith” hoặc “Kính gởi Bà Smith”. Nếu bạn biết chắc chắn rằng doanh nghiệp này có môi trường làm việc thân thiện hơn, thì bạn có thể bỏ bớt “Ông” hoặc “Bà”. Và nếu bạn không biết chắc nên dùng “Ông” hay “Bà” với một cái tên dễ gây nhầm lẫn, dù đã tra cứu, thì dứt khoát hãy bỏ danh xưng.

Không bao giờ dùng lời chào chung chung như “Gởi đến những ai quan tâm” hoặc “Kính gởi Ông hoặc Bà” – những cách này quá cứng nhắc và lỗi thời. Nếu bạn không thể xác định tên của nhà tuyển dụng, hãy viết đơn với lời chào đến trưởng phòng vị trí bạn đang ứng tuyển. Hoặc nếu bạn thật sự không thể tìm ra một cái tên nào, hãy viết như “Kính gởi Giám đốc tuyển dụng Kỹ sư hệ thống” hoặc “Kính gởi Ban tìm kiếm Giám đốc tài chính”.

Viết dòng mở đầu khéo léo

Không cần mở đầu với tên của bạn, nhà tuyển dụng đã thấy trong CV rồi. Cách tốt là hãy đề cập công việc bạn đang ứng tuyển, vì nhà tuyển dụng có thể phải xem xét ứng viên ứng tuyển hàng tá công việc khác nhau. Bạn có thể viết, “Tôi vô cùng hào hứng ứng tuyển [vị trí công việc] tại [tên công ty]”, hãy thử linh hoạt trong dòng mở đầu kết hợp giới thiệu về bạn và làm nổi bật sự hào hứng bạn dành cho công ty, niềm đam mê bạn dành cho công việc hoặc những thành tựu trong quá khứ.

         Thân bài

Phần chính là đây. Hãy đọc những lời khuyên chi tiết về kĩ năng và thành tựa bạn nên trình bày trong đơn, cũng như những thông tin tuyện đối không nên nêu vào.

Chi tiết hơn CV

Sai lầm to lớn và phổ biến mà nhiều người tìm việc làm mắc phải là lặp lại CV trong đơn xin việc. Đừng chỉ nhắc lại: “Tôi chịu trách nhiệm xác định và giữ chân khách hàng cũ”, thay vào đó, hãy mở rộng ra bức tranh toàn cảnh về kinh nghiệm và thành quả của bạn, và “khoe khoang” vì sao bạn là lựa chọn hoàn hảo.

Không biết viết như thế nào? Hãy tự hỏi mình những câu sau:

– Bạn đã sử dụng cách tiếp cận nào để giải quyết một trong những trọng trách bạn đề cập trong CV?

– Bạn sẽ nêu những chi tiết nào nếu bạn phải kể một câu chuyện rất ngắn về cách bạn thành công trong trọng trách kể trên?

– Tính cách, đam mê và tinh thần tích cực trong công việc nào của bạn giúp bạn đặc biệt hoàn thành tốt công việc?

Đừng nghĩ về những điều công ty sẽ làm cho bạn

Một lỗi phổ biến khác trong đơn xin việc là nói về những gì công việc sẽ mang lại cho bạn. Thẳng thắn mà nói, nhà tuyển dụng thừa biết rồi – điều họ thật sự muốn biết là bạn sẽ mang lại gì cho công việc và doanh nghiệp của họ.

Hãy cố gắng xác định những điểm yếu của công ty – những vấn đề họ cần nhân viên tương lai giúp giải quyết. Sau đó, hãy nhấn mạnh kĩ năng và kinh nghiệm bạn có sẽ giúp bạn giải quyết chúng.

         Kết đơn

Hãy tìm những dòng kết đơn phù hợp và tạo cho đơn xin việc của bạn một ấn tượng tốt.

Ngắn và ngọt ngào

Luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng thông thường thì khi viết đơn xin việc, đừng dài hơn một trang. Theo khảo sát, hơn hai phần ba nhà tuyển dụng nói họ thích một lá đơn dài nửa trang giấy (khoảng 250 từ) hoặc “càng ngắn càng tốt”.

Kết thúc ấn tượng

Bạn thường bị cám dỗ viết lời kết sáo rỗng: “Tôi rất mong nhận tin phản hồi từ Quý công ty”. Nhưng đoạn kết là cơ hội cuối cùng để bạn nhấn mạnh sự nhiệt tình của mình dành cho doanh nghiệp hoặc bạn là lựa chọn tuyệt vời như thế nào cho vị trí.

Ví dụ như, bạn có thể viết: “Tôi vô cùng hứng thú với sứ mệnh của [tên công ty] và mong muốn đóng góp [những kĩ năng tuyệt vời của bạn] cho công việc”.