emailpower / 2022-05-26

Accountability Là Gì? Phân Biệt Accountability Và Responsibility

Trong lĩnh vực kinh doanh chắc hẳn bạn khá quen thuộc với thuật ngữ Accountability, đây là một thuật ngữ kinh tế tài chính dùng để chỉ trách nhiệm giải trình và thuật ngữ còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết Accountability là gì, đặc trưng của Accountability và giúp bạn phân biệt Accountability và Responsibility.

  1. Khái niệm

Accountability được hiểu là trách nhiệm giải trình là mức độ nhận trách nhiệm của bộ phận phòng ban hay cá nhân về quá trình thực hiện hay kết quả đạt được của một hoạt động nào đó cụ thể. Ngoài ra, Accountability được sử dụng trong tình huống một người hay một bộ phận phải đứng ra chịu trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động chức năng, nhiệm vụ được giao nhất định. Sau khi giải trình cho tổ chức, bộ phận khác liên quan đến nhiệm vụ được hiểu chính xác hơn về tính chất vấn đề, sẽ tiến hành đánh giá kết quả và đưa ra thưởng, phạt mà bên chịu trách nhiệm nhận được từ hiệu quả nhiệm vụ đã làm.

  • Một số đặc trưng quan trọng của Accountability

Tính công khai: Trong tổ chức, bộ phận phòng ban hay cá nhân đưa ra quyết định về trách nhiệm giải trình cần báo cáo công khai, minh bạch. Tuyên bố phải có mục đích rõ ràng, căn cứ theo cơ sở để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, nhận ra các vấn đề đang xảy ra là gì, ưu tiên giải quyết trước. Khi tiến hành giải trình người giải thích phải công khai toàn bộ nguyên nhân dẫn đến vấn đề xảy ra, tìm các giải quyết và chứng minh rằng giải pháp đó không hiệu quả, loại ra ảnh hưởng và lý giải nguyên nhân.

Tính chịu trách nhiệm: Các bộ phận, cá nhân khi giải trình bắt buộc phải nhận trách nhiệm, nếu những người có liên quan nhận ra hoạt động giải trình thiếu tính hợp lý thì người giải trình có thể bị sa thải, hạ chức, cách chức hay có thể nặng hơn chịu các ràng buộc về mặt pháp lý. Chẳng hạn như, khi lập báo cáo tài chính, nếu kế toán chịu trách nhiệm nói cam đoan nhận trách nhiệm về báo cáo đưa ra, thì điều này quy định nếu báo cáo sai kế toán sẽ chịu trách nhiệm và bị xử phạt.

Hậu quả của trách nhiệm giải trình: Hoạt động thực thi trách nhiệm giải trình đem lại hậu quả tiêu cực hay kết quả tích cực. Nếu vấn đề giải quyết không hiệu quả như mục tiêu đặt ra, hậu quả không thể tránh khỏi và báo cáo cần giải thích quá trình hoạt động và tìm ra phương hướng hành động cải thiện hạn chế và trách nhiệm các bên liên quan.

  • Phân biệt Accountability và Responsibility

Accountability và Responsibility là hai thuật ngữ được xem như đồng nghĩa và có thể dùng thay thế qua lại. Nhưng cả hai có ý nghĩa riêng biệt, phải phân biệt Accountability và Responsibility để đánh giá ai đủ năng lực đáp ứng vị trí nào trong tổ chức phòng ban, khi phân công nhiệm vụ làm việc cho dự án cụ thể.

Responsibility là bổn phận, nghĩa vụ cần phải làm để thực hiện hoàn thành mục tiêu, được kết hợp giữa một nhóm người cùng chung trách nhiệm làm việc hướng đến nhiệm vụ. Responsibility không được giao cho một cá nhân nào đó mà mọi người tự giác làm điều đó.

Accountability được hiểu theo nghĩa đen là khả năng, nghĩa vụ trình bày về các nhiệm vụ, mục tiêu. Accountability về một nhiệm vụ, quy trình, mục đích cụ thể nên được giao cho một người duy nhất. Khi một nhiệm vụ có quá nhiều người chịu trách nhiệm về hiệu quả, sẽ có nhiều rủi ro hơn bởi họ luôn có suy nghĩ trách nhiệm cho những người khác, dẫn đến khi xảy ra vấn đề trách nhiệm không biết thuộc về ai. Mỗi cá nhân có trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực khác nhau ứng với các nhiệm vụ thích hợp. Accountability là những gì đã trải qua sau một vấn đề gặp phải dẫn đến thất bại trong hoạt động hoàn thành nhiệm vụ.

Qua tìm hiểu Accountability là gì, một số đặc trưng quan trọng của Accountability, sự khác biệt giữa Accountability và Responsibility. Khi bạn nắm được những điểm khác biệt giúp bạn phân công nhiệm vụ công việc đúng người theo từng bổn phận, nghĩa vụ cụ thể và trách nhiệm giải trình của kết quả thuộc về ai.

emailpower / 2020-07-06

Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa phù hợp trong sơ yếu lý lịch

Chắc chắn khi xin việc bạn không thể thiếu đi những hồ sơ quan trọng như đơn xin việc hay sơ yếu lý lịch kèm theo. Việc ghi chú đầy đủ thông tin khi xin việc là điều rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm rõ thông tin về bạn. Trong đó không thể thiếu trình độ văn hóa. Vậy trình độ văn hóa là gì?

Không phải ai cũng biết cách xác định đúng trình độ văn hóa của mình, nhất là khi ghi vào hồ sơ xin việc. Nhiều người còn nhầm lẫn cho rằng trình độ văn hóa và trình độ học vấn là một. Điều đó khiến họ cảm thấy lúng túng và dễ ghi sai, khiến bản thân đánh mất đi những cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem trình độ văn hóa là gì, và cách thức ghi trình độ văn hóa cho phù hợp bạn nhé!

Trình độ văn hóa là gì?

Nhắc đến từ văn hóa, người ta có thể hiểu ngay đó chính là những nét đẹp của con người trong phong cách và lối sống của một quốc gia, nó còn được hiểu là cách cư xử trong giao tiếp giữa con người với nhau. Văn hóa là đại diện cho những giá trị vật chất tinh thần đã được đúc kết qua rất nhiều năm và được các thế hệ giữ gìn cho đến tận ngày hôm nay. Hơn hết, văn hóa còn là thước đo cho sự phát triển xã hội của một đất nước như kỹ thuật, kinh tế, khoa học, du lịch….

Trình độ văn hóa của một cá nhân được hiểu là quá trình tự học tập và tích lũy các kỹ năng cơ bản về mặt giao tiếp, ứng xử và nhận thức của cả một quá trình giáo dục từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với những ai đã hoàn thành xong các bậc học phổ thông cũng như chương trình đại học, cao đẳng trình độ văn hóa sẽ là 12/12. Tuy nhiên thực tế thì trình độ văn hóa của từng người sẽ không giống nhau hoàn toàn.

Cách ghi trình độ văn hóa phù hợp trong sơ yếu lý lịch

Nhiều người thường ghi nhầm trình độ văn hóa và trình độ học vấn giống nhau trong hồ sơ lý lịch. Bạn nên hiểu trình độ văn hóa nghiêng nhiều về sự nhận thức và cư xử trong chuẩn mực đạo đức của con người, còn trình độ học vấn là căn cứ vào sự hiểu biết của bạn với các hiện tượng xung quanh, là khi bạn đã hoàn thành các cập bậc đào tạo theo quy định của bộ giáo dục đưa ra như: Tiểu học, trung học, phổ thông, cụ thể như:

Bậc học tiểu học: từ lớp 1 đến lớp 5.

Bậc học trung học cơ sở: từ lớp 6 đến lớp 9.

Bậc học trung học phổ thông: từ lớp 10 đến lớp 12.

Cao hơn là các bậc đại học, cao học…. Nếu bạn đã hoàn thành được bậc học nào thì cứ ghi bậc học đó vào trong mục trình độ học vấn, đừng nên nhầm lẫn với trình độ văn hóa bạn nhé!

Tuy nhiên, nhiều hồ sơ xin việc trên thị trường, trong tờ giấy sơ yếu lí lịch thì rất ít những hồ sơ có mục trình độ học vấn, đa phần sẽ ghi trình độ văn hóa nhiều hơn. Việc của bạn là chỉ cần ghi đúng trình độ văn hóa của mình, cao nhất là 12/12. Nếu bạn chưa hoàn thành trình độ này bạn có thể ghi số năm học tại trường như thế này là được, ví dụ bạn hoàn thành chương trình trung học cơ sở, thì trình độ văn hóa của bạn sẽ được ghi là 9/12…vv

Ngoài ra, khi viết sơ yếu lý lịch bạn cần phải đảm bảo các mục khác như thông tin địa chỉ cư trú, tạm trú, số CMND, các bậc học bạn đã hoàn thành và công việc hiện tại cũng như thông tin nghề nghiệp cụ thể của các thành viên trong gia đình. Sơ yếu lý lịch sẽ được các cơ quan nhà nước nơi bạn ở xác nhận lại thông tin và đóng mộc, nếu bạn ghi sai thông tin bạn sẽ không nhận được xác nhận từ chính quyền, cơ quan địa phương. Điều đó sẽ làm chậm trễ công việc ứng tuyển hay phỏng vấn của bạn.

Tốt nhất, là bạn nên chuẩn bị hoàn thiện các hồ sơ này từ trước khi phỏng vấn và có thể mua thêm nhiều bộ hồ sơ phòng trường hợp ghi sai thông tin có thể kịp thời điều chỉnh. Nếu chưa rõ nên ghi thế nào cho đúng, bạn có thể đem hồ sơ đến cơ quan và hỏi ý kiến của những người làm việc bộ phận đó nhờ họ hướng dẫn.

Khi xin việc, hồ sơ là rất quan trọng, nếu bạn đến phỏng vấn mà thiếu đi mất hồ sơ bao gồm những giấy tờ quan trọng như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ thì có thể bạn sẽ phải quay về và bị công ty từ chối phỏng vấn vì thái độ thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, đừng để người khác đánh giá bạn không tốt nhé! Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong vấn đề xác nhận trình độ văn hóa là gì? Chúc bạn thành công trong cuộc sống.

emailpower / 2020-07-06

Seminar là gì? Làm thế nào để có thể tổ chức một buổi seminar thành công?

Nếu bạn đang là sinh viên đại học, hoặc đã trở thành nhân viên đang làm việc tại các công ty thì có lẽ từ seminar chắc chắn đã rất quen thuộc với bạn. Tuy nhiên, seminar không phải là từ phổ biến đối với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Vậy seminar là gì?

Nhìn chung, từ seminar có mức độ phổ biến hơn hơn với những đối tượng là sinh viên, nhân viên, công chức hơn là những người bình thường, vì nó đòi hỏi những kiến thức và yếu tố về mặt thuyết trình nhiều hơn. Nói một cách khác, seminar có thể được xem là một hoạt động hướng đến những đối tượng tri thức đang trong quá trình đào tạo, hay làm việc môi trường công sở… Để hiểu rõ hơn seminar là gì? Hãy cùng đọc qua bài viết này nhé!

Seminar là gì?

Seminar được hiểu là một dạng hội thảo, nghiên cứu đề tài hay đơn giản có thể là một buổi báo cáo học tập, buổi thuyết trình đề án mới… Điểm chính của seminar đó chính là người báo cáo hay thuyết trình hôm đó, sẽ phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ tất cả tài liệu có liên quan để trình bày trước hội đồng hoặc cấp trên, khách hàng để khiến họ cảm thấy thuyết phục bởi những dẫn chứng mà bạn đưa ra.

Đây là phương pháp giúp mọi người có thể trình bày được những suy nghĩ và nguyện vọng của mình về một vấn đề nào đó mà bạn tâm đắc. Nhờ đó, mọi người sẽ hiểu được những suy nghĩ của bạn hơn, hơn hết bạn cũng có thể phát triển được thêm những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và cuộc sống từ những thính giả lắng nghe buổi báo cáo/ hay thuyết trình của bạn.

Làm thế nào để có thể tổ chức một buổi seminar thành công?

Sau đây là những điều bạn nên chuẩn bị để có một buổi seminar báo cáo thành công, mà bạn nên tham khảo!

Tìm hiểu đề tài mà bạn muốn giới thiệu đến mọi người:

Đây là điều mà chắc chắn bạn phải đảm bảo hoàn thành trước khi buổi báo cáo diễn ra. Mọi việc sẽ tồi tệ rất nhiều nếu bạn lên báo cáo trong tình trạng chẳng hiểu gì về điều bạn đang trình bày với mọi người, Kết quả sẽ rất tệ nếu bạn để điều đó xảy ra mà không dành thời gian để tìm hiểu kỹ càng về đề tài mình báo cáo.

Lập kế hoạch chi tiết cho buổi báo cáo

Buổi báo cáo sẽ càng thành công hơn nếu bạn biết cách lặp ra những chi tiết, kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề. Đây là bước quan trọng để bạn có thể hoàn thiện những nội dung cần báo cáo một cách chính xác nhất.

Luyện tập, diễn giải theo cách của mình

Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ trình bày những nội dung mình đã nghiên cứu theo mạch logic đầy đủ, nhấn mạnh những chủ đề quan trọng để thuyết phục người nghe. Điểm quan trọng nhất trong bất kỳ một buổi báo cáo đó chính là làm những người lắng nghe phải công nhận ý kiến của bạn. Vì vậy, hãy luyện tập chăm chỉ trước khi bước lên bục báo cáo chính thức bạn nhé!

Chăm chút cho nội dung thật kỹ càng

Đừng quên, nội dung phải đúng với những gì bạn đã nghiên cứu, những người thính giả sẽ lắng nghe bạn trình bày nhưng họ chỉ cộng nhận những gì bạn nói nếu đó là những nội dung chính xác.

Cuối cùng, là đừng quên đọc đi đọc lại những gì mình sẽ trình bày, cho thêm một số yếu tố cảm xúc trong từng câu chữ để người nghe nắm bắt được vấn đề sâu sắc hơn. Hãy chỉnh sửa lại nếu còn thời gian và chuẩn bị kỹ càng cho các file báo cáo để chúng không xảy ra vấn đề khi trình chiếu trực tiếp.

Trước khi buổi báo cáo diễn ra, hãy tìm đến những người bạn để nhận được sự ủng hộ tinh thần từ họ cũng như sự hỗ trợ khi cần thiết. Bạn cũng có thể nhờ các giáo viên, những tiền bối đi trước để học hỏi thêm kinh nghiệm làm thế nào để hoàn thành tốt buổi báo cáo của mình nhé!

Hy vọng rằng, với những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này bạn đã có thể hiểu từ seminar là gì và cách làm thế nào để có một buổi seminar thành công. Lời khuyên dành cho bạn đó chính là đừng quên sự tự tin và bình tĩnh khi trình bày trước đám đông nhé! Chúc bạn thành công!