Accountability Là Gì? Phân Biệt Accountability Và Responsibility

emailpower / 2022-05-26

Trong lĩnh vực kinh doanh chắc hẳn bạn khá quen thuộc với thuật ngữ Accountability, đây là một thuật ngữ kinh tế tài chính dùng để chỉ trách nhiệm giải trình và thuật ngữ còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết Accountability là gì, đặc trưng của Accountability và giúp bạn phân biệt Accountability và Responsibility.

  1. Khái niệm

Accountability được hiểu là trách nhiệm giải trình là mức độ nhận trách nhiệm của bộ phận phòng ban hay cá nhân về quá trình thực hiện hay kết quả đạt được của một hoạt động nào đó cụ thể. Ngoài ra, Accountability được sử dụng trong tình huống một người hay một bộ phận phải đứng ra chịu trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động chức năng, nhiệm vụ được giao nhất định. Sau khi giải trình cho tổ chức, bộ phận khác liên quan đến nhiệm vụ được hiểu chính xác hơn về tính chất vấn đề, sẽ tiến hành đánh giá kết quả và đưa ra thưởng, phạt mà bên chịu trách nhiệm nhận được từ hiệu quả nhiệm vụ đã làm.

  • Một số đặc trưng quan trọng của Accountability

Tính công khai: Trong tổ chức, bộ phận phòng ban hay cá nhân đưa ra quyết định về trách nhiệm giải trình cần báo cáo công khai, minh bạch. Tuyên bố phải có mục đích rõ ràng, căn cứ theo cơ sở để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, nhận ra các vấn đề đang xảy ra là gì, ưu tiên giải quyết trước. Khi tiến hành giải trình người giải thích phải công khai toàn bộ nguyên nhân dẫn đến vấn đề xảy ra, tìm các giải quyết và chứng minh rằng giải pháp đó không hiệu quả, loại ra ảnh hưởng và lý giải nguyên nhân.

Tính chịu trách nhiệm: Các bộ phận, cá nhân khi giải trình bắt buộc phải nhận trách nhiệm, nếu những người có liên quan nhận ra hoạt động giải trình thiếu tính hợp lý thì người giải trình có thể bị sa thải, hạ chức, cách chức hay có thể nặng hơn chịu các ràng buộc về mặt pháp lý. Chẳng hạn như, khi lập báo cáo tài chính, nếu kế toán chịu trách nhiệm nói cam đoan nhận trách nhiệm về báo cáo đưa ra, thì điều này quy định nếu báo cáo sai kế toán sẽ chịu trách nhiệm và bị xử phạt.

Hậu quả của trách nhiệm giải trình: Hoạt động thực thi trách nhiệm giải trình đem lại hậu quả tiêu cực hay kết quả tích cực. Nếu vấn đề giải quyết không hiệu quả như mục tiêu đặt ra, hậu quả không thể tránh khỏi và báo cáo cần giải thích quá trình hoạt động và tìm ra phương hướng hành động cải thiện hạn chế và trách nhiệm các bên liên quan.

  • Phân biệt Accountability và Responsibility

Accountability và Responsibility là hai thuật ngữ được xem như đồng nghĩa và có thể dùng thay thế qua lại. Nhưng cả hai có ý nghĩa riêng biệt, phải phân biệt Accountability và Responsibility để đánh giá ai đủ năng lực đáp ứng vị trí nào trong tổ chức phòng ban, khi phân công nhiệm vụ làm việc cho dự án cụ thể.

Responsibility là bổn phận, nghĩa vụ cần phải làm để thực hiện hoàn thành mục tiêu, được kết hợp giữa một nhóm người cùng chung trách nhiệm làm việc hướng đến nhiệm vụ. Responsibility không được giao cho một cá nhân nào đó mà mọi người tự giác làm điều đó.

Accountability được hiểu theo nghĩa đen là khả năng, nghĩa vụ trình bày về các nhiệm vụ, mục tiêu. Accountability về một nhiệm vụ, quy trình, mục đích cụ thể nên được giao cho một người duy nhất. Khi một nhiệm vụ có quá nhiều người chịu trách nhiệm về hiệu quả, sẽ có nhiều rủi ro hơn bởi họ luôn có suy nghĩ trách nhiệm cho những người khác, dẫn đến khi xảy ra vấn đề trách nhiệm không biết thuộc về ai. Mỗi cá nhân có trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực khác nhau ứng với các nhiệm vụ thích hợp. Accountability là những gì đã trải qua sau một vấn đề gặp phải dẫn đến thất bại trong hoạt động hoàn thành nhiệm vụ.

Qua tìm hiểu Accountability là gì, một số đặc trưng quan trọng của Accountability, sự khác biệt giữa Accountability và Responsibility. Khi bạn nắm được những điểm khác biệt giúp bạn phân công nhiệm vụ công việc đúng người theo từng bổn phận, nghĩa vụ cụ thể và trách nhiệm giải trình của kết quả thuộc về ai.

FILED UNDER : Tổng hợp

TAG :