emailpower / 2019-01-09

Những vấn đề cần lưu ý khi trình bày CV xin việc

Chèn hình vào CV

Khi viết cv, chắc hẳn phần lớn mọi người trong chúng ta đều sẽ tìm kiếm một tấm hình để làm ảnh đại diện cho CV đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về nhân sự, việc bạn chọn hình như thế nào cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá từ các nhà tuyển dụng. Có thể đối với bạn, tấm hình đó rất đẹp nhưng có thể trong mắt nhà tuyển dụng thì không như vậy. Đôi khi vì phong cảnh, trang phục của tấm hình không phù hợp để chèn vào khi tạo cv xin việc vì có nhiều người còn đưa ảnh chụp hình selfie lên, điều này sẽ gây ấn tượng xấu về bạn đấy.

Nếu muốn chèn ảnh, bạn hãy lựa chọn một bức ảnh trang trọng, tốt nhất là hình có góc chụp như hình thẻ, mặc trang phục lịch sự phù hợp nơi công sở. Quang cảnh của bức ảnh cũng phải mang sự tôn trọng nhà tuyển dụng, bạn không nên chọn những hình đi chơi thông thường để đưa vào CV.

Viết đúng tên thật

Đã có nhiều trường hợp ứng viên viết tên trên CV không phải là tên thật của mình, có khi thiếu tên lót, tên đệm,…Bạn hãy lưu ý là nên viết đầy đủ họ và tên cho nhà tuyển dụng đọc vì họ cần thông tin chính xác để đối chiếu. Nếu bạn ghi sai tên hoặc sót tên có thể dẫn đến việc xác nhận sai người, thể hiện sự thiếu thành thật,…Nếu CV tiếng Anh thì bạn chỉ cần ghi cả họ và tên sau đó thì bỏ dấu là được.

Ngày/ tháng/năm sinh, giới tính

Ngày tháng năm sinh và giới tính là những thông tin cũng khá quan trọng để nhà tuyển dụng đối chiếu và tránh nhầm lẫn bạn với các ứng viên khác. Bạn có thể cung cấp mục này kèm với email, số điện thoại, địa chỉ,…

Các trình bày tiêu đề trong CV

Nếu bạn sử dụng các mẫu cv có sẵn được tải về từ trang mạng thì không cần phải lo lắng quá nhiều vê vấn đề trình bày, đa số các mẫu cv đó đều được thiết kế khá đẹp và canh chỉnh lề sao cho phù hợp, cân đối. Tuy nhiên, nếu bạn tự thiết kế CV cho mình, bạn có thể canh cho các mục cân đối giữa trang, tránh quá lệch lạc dẫn đến thừa nhiều chỗ trống hoặc chữ quá nhiều trong cùng một mục.

Cấu trúc chuẩn cho CV

Khi viết CV, bạn nên trình bày những nội dung chính một cách rõ ràng, gọn gàng để nhà tuyển dụng dễ dàng xem và có sự đánh giá đầu tiên tốt về bạn. Đa phần trong mỗi mục, bạn nên chọn hình thức liệt kê ý theo từng gạch đầu dòng và canh đều hai bên, tránh viết câu quá dài tạo cảm giác rối mắt cho người xem. Về phông chữ, bạn có thể chọn những phông chữ dễ nhìn như Times New Roman, Arial,…tránh chọn những kiểu chữ quá uốn lượn, chữ kiểu, chữ tượng hình khi viết CV. Những tiêu đề bạn nên tô đậm để phân biệt với nội dung, như vậy cấu trúc CV sẽ trở nên rõ ràng từng phần hơn.

Kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm làm việc đóng vai trò thể hiện những công việc bạn đã từng gắn bó, bạn đã học được những kỹ năng gì và cho thấy bạn có tiềm năng ra sao. Bạn chỉ nên liệt kê những nhiệm vụ chính bạn được giao ở công ty cũ, tránh kể dài dòng, lê thê về những việc nhỏ nhặt như in giấy tờ,…

Nếu như bạn đã từng làm nhiều việc từ bán thời gian đến toàn thời gian thì cũng không nhất thiết phải nêu hết vào trong CV. Bạn hãy chọn lọc những công việc bạn cho là ấn tượng, có liên quan đến việc mà bạn chuẩn bị ứng tuyển và công việc đó mang lại nhiều kỹ năng cho bạn. 

Người tham khảo (References)

Nhiều công ty sẽ kiểm tra mục references của bạn, đặc biệt là những công ty lớn. Ở phần này, bạn chỉ cần điền tên người tham khảo, công ty, vị trí làm việc và số điện thoại/ email. Những thông tin này bạn hãy điền một cách trung thực, chính xác để nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm và đối chiếu một cách nhanh nhất.

Hoàn tất CV và chuẩn bị sẵn sàng đề được phỏng vấn

Sau khi hoàn tất CV, bạn hãy gửi chúng đi và tự chuẩn bị sẵn sàng cho một huổi phỏng vấn trực tiếp sau đó. Hãy chú ý về những câu hỏi đặt ra, tốt nhất là bạn nên trả lời chúng một cách thành thật. Nếu sở thích của bạn là xem phim, nhưng khi được hỏi về bộ phim gần đây bạn xem mà không nói được nội dung có thể gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Bạn có thể tập trả lời những câu hỏi giả định với bạn bè, người thân hoặc tập nói trước gương về giới thiệu bản thân,… điều này sẽ giúp bạn nói lưu loát và tự tin hơn.

Bên cạnh đó, việc chú ý tác phong, thời gian là vô cùng quan trọng. Hãy đi đúng giờ, mặc trang phục lịch sự, trang nhã phù hợp với môi trường doanh nghiệp và quan trọng là tự tin thể hiện tốt những gì bản thân đang có, bạn sẽ nhanh chóng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và có nhiều cơ hội đậu cao hơn.

emailpower / 2018-10-15

Cách trình bày CV cho ứng viên ngành khoa học

Là một nhà khoa học, CV của bạn phải trình bày được đầy đủ thông tin các nghiên cứu, thuyết trình, giảng dạy, và các kỹ năng của bạn.

Trong khi một bản lý lịch cho một công việc cụ thể chỉ có thể là một vài trang, bạn có thể tạo ra bản CV nhiêều trang hơn nếu bạn có nhiều thành tựu trong sự nghiệp của mình. CV là một tuyên bố ngắn gọn về trình độ của bạn cho một vị trí cụ thể. Ngược lại, cv là một tuyên bố đầy đủ về kinh nghiệm, trình độ và giải thưởng của bạn. Đối với công việc học tập và nghiên cứu, định dạng khi viết CV thường phức tạp hơn so với viết CV thông thường.

1.Phần đầu CV của bạn nên chứa tên họ đầy đủ của bạn và thông tin liên lạc.

2. Mở đầu CV của bạn với một bản tóm tắt ngắn về sự nghiệp và mục tiêu khoa học của bạn. Bản tóm tắt giúp người đọc tập trung và giúp CVcủa bạn truyền đạt một cách rõ ràng và cụ thể về bằng cấp, trình độ của bạn. Bạn có thể viết đoạn này khoảng ba đến bốn câu.

3. Định dạng từng phần dưới dạng hai cột, bên trái chứa các mốc thời gian và bên phải chứa thông tin chi tiết. Liệt kê các mục theo thứ tự thời gian ngược với mục gần đây nhất trước tiên. Trong phần như “Giải thưởng và Danh hiệu”, liệt kê dưới dạng danh sách sẽ cho nhà tuyển cái nhìn khái quát hơn.

4. Tiếp đến là phần trình độ học vấn. Trong cột chi tiết, hãy liệt kê trình độ và lĩnh vực của bạn, tên trường đại học và địa điểm – thành phố của trường đại học. Ví dụ: viết “Cử nhân Khoa học, Hóa học. Đại học Harvard, Boston, Massachusetts”. Kèm theo đó là các luận án của bạn hoặc tiêu đề luận án, và người huớng dẫn luận án theo dạng liệt kê từng dòng.

5.Ở phần kinh nghiệm, hãy trình bày chi tiết các công việc bạn đã đảm trách cho đến nay trong sự nghiệp khoa học của bạn. Liệt kê các dự án nghiên cứu bạn đã tham gia với các chi tiết về những đóng góp của bạn cho dự án. Ví dụ: liệt kê trải nghiệm như “Trợ lý nghiên cứu, Smith Lab. Đại học Harvard, Boston, Massachusetts”, tiếp theo là một danh sách làm nổi bật vai trò và đóng góp của bạn trong phòng thí nghiệm.

6.Tạo sự nổi bật cho CV bằng cách đề cập đến chi tiết các công việc khác không liên quan trực tiếp đến khoa học. Tuy rằng những công việc không liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển nhưng điều đó cho thấy bạn đã làm việc chăm chỉ và đã thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

7.Tạo một phần liệt kê kinh nghiệm giảng dạy của bạn, các bài giảng công khai và công trình nghiên cứu trước đây nếu có. Bạn có thể liệt kê như ví dụ sau: “Giảng viên”, Giải phẫu của Hệ thần kinh “,” hoặc “Trợ lý giảng dạy”, “Hóa học vô cơ tiên tiến”.

8.Tạo một phần liệt kê các kỹ năng bổ sung không được đề cập trong bản tóm tắt các dự án nghiên cứu của bạn. Chúng có thể bao gồm phần mềm, nhạc cụ hoặc phương pháp mà bạn có chuyên môn trong việc sử dụng, nhưng không đóng vai trò chính trong một trong các dự án nghiên cứu của bạn. Định dạng phần này dưới dạng gạch đầu dòng và không kèm theo ngày tháng năm.

9.Bạn có thể kết thúc CV của bạn với phần liệt kê thông tin liên hệ để bạn tham khảo, chẳng hạn như hướng dẫn nghiên cứu hoặc các trang web nghiên cứu khoa học,…