emailpower / 2019-02-11
Bí quyết để có một bản CV thu hút
Hiện nay, rất nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu CV của mình nộp đơn xin việc với phần mở đầu là Hồ sơ CV thay vì Mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng hai mục đó khác nhau như thế nào, và vì sao mục này lại tốt hơn mục kia?
Hồ sơ
CV là phần tóm tắt ngắn gọn những kĩ năng, kinh nghiệm và mục tiêu của ứng
viên, liên quan đến vị trí tuyển dụng cụ thể. Trái lại, Mục tiêu nghề nghiệp sẽ
nêu vị trí công việc mà ứng viên đang tìm.
Chủ yếu,
mục hồ sơ là phiên bản rất cô đọng của CV. Không lặp lại toàn bộ CV, phần này
chỉ liên kết những năng lực bạn có phù hợp yêu cầu tuyển dụng, với mục đích là
cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc một cách nhanh
chóng và thuyết phục.
Hồ sơ
CV cũng được xem như phần sơ lược sự nghiệp, hồ sơ cá nhân, tóm tắt CV hoặc tóm
tắt năng lực. Tất cả đều nhằm trình bày những khả năng chủ chốt của bạn cho vị
trí bạn ứng tuyển.
Lợi ích khi viết mục Hồ sơ CV
Khi viết
CV, Hồ sơ CV giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm người tìm việc làm khác khi đang
cùng cạnh tranh cho một vị trí trong công ty. Hầu hết nhà tuyển dụng chỉ dành
vài giây để nhìn vào CV, và phần lớn thời gian này là để xem nửa đầu của CV. Do
đó, thậm chí nhà tuyển dụng chỉ đọc phần hồ sơ (được đặt ngay bên dưới tiêu đề
và thông tin liên lạc), họ vẫn sẽ có cái nhìn rõ ràng về những năng lực độc đáo
của bạn.
Thêm nữa,
phần hồ sơ có thể bao gồm những từ khóa quan trọng giúp CV của bạn dễ dàng được
chọn hơn do nhiều công ty sử dụng hệ thống quét CV dựa theo những từ khóa đó.
Hồ sơ CV và Mục tiêu nghề nghiệp
Nêu ra
mục tiêu của bạn trong CV là cách để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn biết
điều mình cần từ công việc, trong khi phần hồ sơ sẽ giải thích bạn có thể đóng
góp gì cho doanh nghiệp. Một cách viết CV khác là sẽ không trình bày cả hai mục
này, mà thay vào đó, hãy đơn giản bắt đầu CV bằng kinh nghiệm làm việc mới nhất
của bạn.
Nhiều
nhà tuyển dụng thích Hồ sơ CV hơn là Mục tiêu nghề nghiệp, nhưng quyết định viết
CV như thế nào phù hợp với kinh nghiệm làm việc, kĩ năng, chức vụ, bằng cấp và
mục tiêu tìm việc làm của mình hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Ví dụ
như, bạn có thể viết mục tiêu: “Giáo viên tiếng Anh nhiều năm kinh nghiệm đang
tìm kiếm cơ hội mới tại một trường tư”, thì trong phần hồ sơ, bạn lại có thể viết:
“Giáo viên tiếng Anh với 10 năm kinh nghiệm trong hệ thống trường tư. Thành
công trong phát triển phương pháp giảng dạy sáng tạo nhằm đạt điểm cao trong
các kì thi quốc gia”. Khác với phần mục tiêu, hồ sơ của bạn trả lời được cho
câu hỏi: “Ứng viên này có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp?”.
Bí quyết viết Hồ sơ CV
Hãy súc tích. Hồ sơ CV nên dài từ một
đến bốn câu ngắn. Bạn có thể viết thành một đoạn hoặc theo đánh dấu đầu dòng.
Tập trung vào yêu cầu tuyển dụng.
Trong phần hồ sơ, hãy chỉ nêu những kĩ năng và bằng cấp liên quan đến vị trí
công việc cụ thể bạn đang ứng tuyển. Bạn đặc biệt cần phải viết mục hồ sơ nếu bạn
chưa có kinh nghiệm làm việc nào hỗ trợ cho vị trí mình đang ứng tuyển – mục
này sẽ giúp bạn làm nổi bật chỉ những thông tin phù hợp nhất mình có.
Tập trung vào tương lai. Mục hồ
sơ trình bày những gì bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp – những gì bạn sẽ
làm cho công ty trong tương lai. Hãy xem yêu cầu tuyển dụng để có thông tin chi
tiết những điều công ty đang tìm kiếm ở nhân viên. Trong hồ sơ của bạn, hãy giải
thích bạn sẽ đáp ứng kì vọng của công ty họ như thế nào.
Giám đốc
bộ phận kinh doanh có đang tìm kiếm nhân viên có thể giúp nâng doanh thu của
công ty? Trong hồ sơ, bạn có thể viết rằng bạn “Đã hỗ trợ giám đốc bộ phận kinh
doanh thành công trong lập chiến lược phát triển, giúp tăng trưởng doanh thu 6
và 7 con số”. Giải thích những việc đã làm như cách thể hiện cho nhà tuyển dụng
thấy những gì bạn có thể và sẽ làm nếu họ tuyển bạn.
Chú ý bố cục. Điều quan trọng là phải
trình bày sao cho nhà tuyển dụng thấy những thông tin chủ chốt khi vừa mới nhìn
vào CV của bạn, vì vậy hãy đặt mục Hồ sơ ngay trên phần đầu, trước mục Lịch sử
làm việc.