emailpower / 2019-01-21

Cách mở đầu thư xin xiệc thu hút

Thư xin việc truyền thống thường mở đầu với:

Kính gởi Ông/ Bà…,

Tôi viết đơn này để ứng tuyển vị trí Giám đốc tiếp thị của công ty Thomas.

Nhưng kiểu mẫu khô cứng này đã quá lỗi thời rồi.

Thư xin việc là cách tốt nhất để giới thiệu với nhà tuyển dụng bạn là ai, bạn có thể làm gì và vì sao bạn ứng tuyển công việc này – nhưng bạn lại có một không gian vô cùng hạn chế để làm tất cả việc trên. Nên, nếu bạn thật sự muốn được chú ý, bạn phải bỏ bớt những rập khuôn máy móc và thu hút người đọc ngay từ khi mở đầu.

Sau đây là vài ví dụ mở đầu thư xin việc thu hút. Chúng tôi không khuyến khích bạn sao chép chúng, vì đơn của bạn phải là câu chuyện, nền tảng và sở thích độc đáo của riêng bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo để tìm cảm hứng cho hành trình tìm việc làm của mình.

Mở đầu với niềm đam mê

1. “Nếu niềm đam mê chân chính là sai lầm, thì chẳng còn điều gì là đúng đắn. Có vẻ như toàn bộ đội ngũ của công ty X đều có cùng suy nghĩ này – và đó là lí do vì sao tôi cho rằng mình là ứng viên hoàn hảo cho đội kinh doanh của Quý công ty.”

2. “Tôi đã luôn đưa ra vô vàn lời khuyên lựa chọn phong cách thời trang cho gia đình và bạn bè mình, hoàn toàn miễn phí, kể từ khi tôi 10 tuổi. Và gần đây, tôi quyết định đã đến lúc mình được trả lương cho dịch vụ này. Đó là lí do tôi vô cùng hào hứng khi tìm thấy vị trí cố vấn thời trang cá nhân tại công ty J. Hilburn.”

3. “Sau khoảng ba năm thử sức với những vị trí khác nhau trong giai đoạn đầu tìm việc làm, tra cứu với từ khóa “tìm kiếm niềm đam mê của bạn” và cam đoan với cha mẹ rằng, vâng, con thật sự đang có một công việc, tôi bắt đầu đi đến kết luận rằng mình vô cùng xuất sắc trong hai việc: viết nội dung tuyệt vời và thu hút cộng đồng người đọc thành công.”

4. “Khi còn nhỏ, tất cả những gì tôi muốn làm là trở thành nghệ sĩ “tượng sống” trên phố. Thật tuyệt vời, theo thời gian, mục tiêu sự nghiệp của tôi dần trở nên đầy cảm hứng hơn. Tôi thích thu hút đám đông và xây dựng những trò tiêu khiển cho mọi người – chính những niềm đam mê này đã giúp tôi trở thành nhà quản lí cộng đồng hoàn hảo.”

5. “Khi tốt nghiệp, người hướng nghiệp đã cho tôi một lời khuyên mà theo tôi là khá tồi: “Hãy cứ nhận bất kì công việc nào, và từ từ xác định những điều khác sau”. Đúng là tôi có thể tích lũy nhiều kĩ năng tốt và kinh nghiệm làm việc thực tiễn từ bất cứ công việc nào, nhưng tôi muốn đảm bảo lựa chọn tìm việc làm đầu tiên của mình sẽ mang đến những cơ hội phát triển sự nghiệp và luân chuyển qua các phòng ban khác nhau. Lựa chọn của tôi là: công ty X.”

6. “Hôm trước, tôi làm bài trắc nghiệm hướng nghiệp và nhận kết quả là tôi nên làm một thương gia hàng hải. Tôi không rõ công việc đó là gì, nhưng tôi đã suy nghĩ: Một công việc kết hợp giữa kĩ năng mình có trong kinh doanh với niềm đam mê lâu nay tôi dành cho đại dương có lẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Và như thế tôi tìm cho mình một vị trí trong công ty …”

Mở đầu với tình yêu dành cho công ty

Thông thường, nhiều công ty muốn tuyển những ai biết đến, yêu thích và sử dụng sản phẩm của họ. Và trong những trường hợp này, còn điều gì tốt hơn để làm nổi bật đơn xin việc của bạn ngoài một chút lời tán dương? Sẽ thêm điểm cộng nếu bạn có thể kể một câu chuyện đáng nhớ hơn những sự kiện đơn thuần.

Tất nhiên, hãy nhớ khi kể với công ty câu chuyện khi tình yêu bắt đầu, hãy thật cụ thể và thành thật, vì không ai thích một người hâm mộ quá điên cuồng.

7. “Tôi dành phần lớn tuổi thơ của mình trên chỗ ngồi rẻ tiền tại các giải đấu bóng chày, xơi bỏng ngô và cổ vũ cho đội yêu thích cùng với ông nội. Chính niềm đam mê đó đã định hình sự nghiệp của tôi – từ hỗ trợ thành lập hội thể thao tại trường đại học đến dẫn dắt đội bóng chày của trường một mùa thi đấu bất bại trong vai trò trợ lí huấn luyện viên – và giờ đây là ứng tuyển công việc tại đội Y.”

8. “Hầu hết ứng viên bị thu hút khởi nghiệp với dịch vụ thực phẩm miễn phí, ghế lười và bán quần áo. Tất cả những điều này nghe rất tuyệt vời, nhưng điều thật sự thu hút tôi đến với công ty chính là đội ngũ hợp tác quốc tế.”

9. “Bạn tôi chính là người đầu tiên giới thiệu cho tôi vị trí trợ lí nội bộ. Anh ấy thật sự háo hức với viễn cảnh trở thành đồng nghiệp với tôi. Nhưng khi tôi tìm hiểu thêm về công ty, tôi cũng không kìm được cảm giác vô cùng hào hứng được trở thành thành viên trong đội.”

10. “Năm 7 tuổi, tôi muốn khi lớn lên mình sẽ trở thành con tắc kè trong quảng cáo của GEICO gecko. Cuối cùng, tôi đã nhận ra đó không phải là một sự lựa chọn nghề nghiệp, nhưng quý vị có thể hình dung tôi đã vui mừng thế nào khi ứng tuyển vị trí quản lí sự kiện của Quý công ty, và tìm thấy cơ hội làm việc bên cạnh linh vật của công ty mình yêu thích.”

emailpower / 2019-01-21

Bí quyết viết đơn xin việc hay nhất mọi thời đại

Đơn xin việc viết tay có thể là ác mộng. Mỗi lần bắt đầu tìm việc làm, bạn ngồi xuống và bắt tay vào soạn thảo một lá đơn xin việc viết tay, hẳn bạn sẽ tra cứu trên mạng những mẫu viết đơn, để rồi bị quá tải và bắt đầu băn khoăn: Liệu có ai thật sự đọc những điều này không? Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu cứ nộp mỗi CV thôi?

Trước hết, bạn có thể an tâm rằng người sử dụng lao động có đọc đơn xin việc viết tay của bạn. Thực tế, với vài nhà tuyển dụng, lá đơn này là phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ tìm việc làm của bạn. Và đúng là bạn có thể chỉ nộp mỗi CV thôi, nhưng khi đó bạn đã hoàn toàn bỏ lỡ cơ hội trình bày với nhà tuyển dụng tương lai bạn là ai, vì sao họ nên tuyển bạn và giúp bạn nổi bật hơn tất cả ứng viên khác.

Để đảm bảo đơn xin việc của bạn được thiết kế tuyệt vời nhất, và không hề khó khăn như những cơn ác mộng, bài viết sau sẽ mang đến cho bạn lời khuyên tốt nhất về cách viết đơn.

 Mở đầu

Phần khó nhất là mở đầu từ một trang giấy trắng, không biết bắt đầu như thế nào. Hãy dùng những điểm sau để sắp xếp và viết đơn sao cho đảm bảo bạn sẽ đánh bại nhà tuyển dụng với ấn tượng đầu tiên.

Viết mỗi đơn xin việc mới cho từng vị trí ứng tuyển

Lấy lá đơn bạn dùng cho công việc trước, đổi tên công ty rồi gởi đi sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng phần lớn người sử dụng lao động muốn thấy bạn thật sự hào hứng về vị trí công việc cụ thể và công ty của họ, có nghĩa là hãy soạn riêng mỗi lá đơn xin việc viết tay cho từng vị trí bạn ứng tuyển.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại vài câu hoặc cụm quan trọng từ đơn cũ qua đơn mới, nhưng đừng bao giờ nghĩ đến chuyện gởi đi lá đơn 100% chung chung. “Kính gởi Nhà tuyển dụng, tôi vô cùng hào hứng được ứng tuyển vị trí đang trống tại Quý công ty” là một tín hiệu ngay lập tức đến nhà tuyển dụng rằng bạn đang phát tán hồ sơ cho bất kì vị trí đăng tuyển nào. Lỗi lầm này có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay tức khắc.

Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng mẫu tham khảo

Có nghĩa là bạn vẫn có thể tham khảo một số mẫu để tìm hỗ trợ.

Nêu tên của nhà tuyển dụng

Cách truyền thống nhất khi viết đơn là sử dụng tên của đối phương cùng với danh xưng “Ông” hoặc “Bà”, ví dụ như, “Kính gởi Bà Jane Smith” hoặc “Kính gởi Bà Smith”. Nếu bạn biết chắc chắn rằng doanh nghiệp này có môi trường làm việc thân thiện hơn, thì bạn có thể bỏ bớt “Ông” hoặc “Bà”. Và nếu bạn không biết chắc nên dùng “Ông” hay “Bà” với một cái tên dễ gây nhầm lẫn, dù đã tra cứu, thì dứt khoát hãy bỏ danh xưng.

Không bao giờ dùng lời chào chung chung như “Gởi đến những ai quan tâm” hoặc “Kính gởi Ông hoặc Bà” – những cách này quá cứng nhắc và lỗi thời. Nếu bạn không thể xác định tên của nhà tuyển dụng, hãy viết đơn với lời chào đến trưởng phòng vị trí bạn đang ứng tuyển. Hoặc nếu bạn thật sự không thể tìm ra một cái tên nào, hãy viết như “Kính gởi Giám đốc tuyển dụng Kỹ sư hệ thống” hoặc “Kính gởi Ban tìm kiếm Giám đốc tài chính”.

Viết dòng mở đầu khéo léo

Không cần mở đầu với tên của bạn, nhà tuyển dụng đã thấy trong CV rồi. Cách tốt là hãy đề cập công việc bạn đang ứng tuyển, vì nhà tuyển dụng có thể phải xem xét ứng viên ứng tuyển hàng tá công việc khác nhau. Bạn có thể viết, “Tôi vô cùng hào hứng ứng tuyển [vị trí công việc] tại [tên công ty]”, hãy thử linh hoạt trong dòng mở đầu kết hợp giới thiệu về bạn và làm nổi bật sự hào hứng bạn dành cho công ty, niềm đam mê bạn dành cho công việc hoặc những thành tựu trong quá khứ.

         Thân bài

Phần chính là đây. Hãy đọc những lời khuyên chi tiết về kĩ năng và thành tựa bạn nên trình bày trong đơn, cũng như những thông tin tuyện đối không nên nêu vào.

Chi tiết hơn CV

Sai lầm to lớn và phổ biến mà nhiều người tìm việc làm mắc phải là lặp lại CV trong đơn xin việc. Đừng chỉ nhắc lại: “Tôi chịu trách nhiệm xác định và giữ chân khách hàng cũ”, thay vào đó, hãy mở rộng ra bức tranh toàn cảnh về kinh nghiệm và thành quả của bạn, và “khoe khoang” vì sao bạn là lựa chọn hoàn hảo.

Không biết viết như thế nào? Hãy tự hỏi mình những câu sau:

– Bạn đã sử dụng cách tiếp cận nào để giải quyết một trong những trọng trách bạn đề cập trong CV?

– Bạn sẽ nêu những chi tiết nào nếu bạn phải kể một câu chuyện rất ngắn về cách bạn thành công trong trọng trách kể trên?

– Tính cách, đam mê và tinh thần tích cực trong công việc nào của bạn giúp bạn đặc biệt hoàn thành tốt công việc?

Đừng nghĩ về những điều công ty sẽ làm cho bạn

Một lỗi phổ biến khác trong đơn xin việc là nói về những gì công việc sẽ mang lại cho bạn. Thẳng thắn mà nói, nhà tuyển dụng thừa biết rồi – điều họ thật sự muốn biết là bạn sẽ mang lại gì cho công việc và doanh nghiệp của họ.

Hãy cố gắng xác định những điểm yếu của công ty – những vấn đề họ cần nhân viên tương lai giúp giải quyết. Sau đó, hãy nhấn mạnh kĩ năng và kinh nghiệm bạn có sẽ giúp bạn giải quyết chúng.

         Kết đơn

Hãy tìm những dòng kết đơn phù hợp và tạo cho đơn xin việc của bạn một ấn tượng tốt.

Ngắn và ngọt ngào

Luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng thông thường thì khi viết đơn xin việc, đừng dài hơn một trang. Theo khảo sát, hơn hai phần ba nhà tuyển dụng nói họ thích một lá đơn dài nửa trang giấy (khoảng 250 từ) hoặc “càng ngắn càng tốt”.

Kết thúc ấn tượng

Bạn thường bị cám dỗ viết lời kết sáo rỗng: “Tôi rất mong nhận tin phản hồi từ Quý công ty”. Nhưng đoạn kết là cơ hội cuối cùng để bạn nhấn mạnh sự nhiệt tình của mình dành cho doanh nghiệp hoặc bạn là lựa chọn tuyệt vời như thế nào cho vị trí.

Ví dụ như, bạn có thể viết: “Tôi vô cùng hứng thú với sứ mệnh của [tên công ty] và mong muốn đóng góp [những kĩ năng tuyệt vời của bạn] cho công việc”.

emailpower / 2019-01-20

CV dài hai trang, có ổn?

Một đêm bạn thức khuya lướt danh sách tìm việc làm và một cơ hội hoàn hảo chợt xuất hiện. Vui mừng, bạn vội cập nhật thông tin trong CV của mình.

Nhưng trước khi bổ sung những kĩ năng và thành tựu tuyệt nhất và mới nhất, bạn chợt bị gián đoạn bởi cuộc tranh luận liên quan vấn đề tìm việc làm: Bạn nên viết CV dài một hay hai trang?

Câu trả lời là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ quan người tìm việc làm. Tra cứu vấn đề này và bạn sẽ nhận được 100 nguồn khác nhau cho 400 lời khuyên khác nhau. Sự thật là chúng ta vốn luôn bám theo yêu cầu viết CV truyền thống dài một trang. Nhưng thời đại kĩ thuật số hiện nay đã thổi bùng lên một loạt ý kiến mới.

Tóm lại là, có vài qui định cần xem xét khi quyết định viết CV dài bao nhiêu trang.

Khi số lượng bằng chất lượng

Khi sự nghiệp của bạn phát triển, bạn sẽ tìm thấy những điều đã từng phù hợp trong CV giờ không còn như trước nữa. Ví dụ như, nếu bạn làm trong lĩnh vực của mình vài năm hoặc đang đổi việc, thì không cần trình bày mỗi nhiệm vụ cho từng vị trí. Bạn nên biết cân bằng số lượng kinh nghiệm bạn có với chất lượng lịch sử làm việc của bạn. Nếu bạn có đủ kinh nghiệm phù hợp, khóa rèn luyện và bằng cấp liên quan vị trí ứng tuyển để thể hiện trong nhiều hơn một trang CV, thì hãy viết nhiều hơn.

Hãy lưu ý rằng những thông tin đó phải phù hợp. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ trình bày chi tiết tất cả thành quả từ công việc trông trẻ hồi phổ thông của mình. Cũng không có nghĩa là liệt kê mọi khóa học đại học bạn tham gia và mọi bằng cấp bạn có.

Nếu một nhà tuyển dụng phải xem một CV dài hơn một trang, thì CV đó tốt nhất là phải kể được câu chuyện hay. Liệt kê mọi công việc bạn từng làm khi là một quản lí không khiến bạn trở thành một quản lí giỏi. Nhưng nếu bạn kể bạn đã giúp tăng năng suất lên 25% hoặc những thay đổi nổi bật trong qui trình hoạt động của nhiều đội nhóm tại nhiều công ty, thì bạn đã dùng trang giấy này một cách rất thông minh.

Nếu bạn có thể cô đọng lại số lượng thành tựu của mình để kể rõ cách bạn giúp công việc, dự án hoặc nhiệm vụ thành công hơn và bạn cần nhiều hơn một trang để minh họa điều đó một cách hiệu quả, thì bạn đang tận dụng tốt.

Khi độ dài không còn quan trọng

Nội dung của bạn là hoàn hảo. Bạn đã chỉnh sửa, thu nhỏ cỡ chữ, điều chỉnh lề và sử dụng hộp văn bản để tuân thủ qui định viết CV trong một trang. Nhưng không may thay, bạn vẫn không đủ chỗ.

Đến nước này, hoàn toàn ổn khi tăng cỡ chữ CV để nội dung dài hơn một trang. Đừng lo, bạn sẽ không bị loại vì CV không phù hợp đâu.

Thành thật mà nói, nhà tuyển dụng sẽ tặng bạn điểm cộng vì không hành hạ mắt họ với cỡ chữ siêu nhỏ hoặc khiến họ hoa cả mắt lên để tìm thông tin mình cần.

Một CV với văn bản trải dài khắp trang giấy hoặc rút sát vào nhau sẽ trông như được viết bởi một người bủn xỉn, điều này có thể gởi đến nhà tuyển dụng thông điệp sai về bạn. Nếu nhà tuyển dụng có ấn tượng rằng bạn không thể sắp xếp ý tưởng của mình một cách hiệu quả trên trang giấy, họ có thể sẽ ngầm đoán về cách bạn sẽ thể hiện trong công việc. Tốt hơn là cẩn thận trước khi phải hối tiếc và hãy trình bày vốn kinh nghiệm phong phú của mình ở trang thứ hai.

Còn phần trống thừa?

Nếu văn bản của bạn ở trang thứ hai chỉ dài độ một hoặc hai dòng, thì có lẽ bạn nên chỉnh phần trình bày lại và tuân theo qui định một trang.

Nếu bạn cảm thấy cần phải lấp đầy khoảng trống đó, hãy thật khôn ngoan và đảm bảo phần thông tin phải phù hợp. Bạn có thể bổ sung thông tin về năng lực lãnh đạo, tổ chức mình tham gia, công việc tình nguyện, sở thích hoặc hoạt động thể thao. Cách này sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có một cuộc sống sinh động ngoài công việc và cung cấp vài điều về cá tính của bạn.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng phần thông tin này không cần phải được viết theo văn bản. Bạn có thể giúp CV trông tuyệt vời hơn với biểu đồ tròn, đường và cột. Cũng hãy lưu ý, cách trình bày sáng tạo này không phải lúc nào cũng là cách hay khi ứng tuyển trực tuyến và phần mềm quét CV có thể không đọc được CV của bạn.

Vậy, đâu là kết luận cho cuộc tranh luận về độ dài CV? Trong thế giới của hồ sơ kĩ thuật số, độ dài không thật sự quan trọng, miễn là bạn kể một câu chuyện thú vị về lịch sử làm việc của mình một cách dễ đọc.

emailpower / 2019-01-17

7 mẹo để viết đơn xin việc khi không có kinh nghiệm làm việc

Tìm việc làm có thể làm bạn cảm thấy như một trận chiến khó khăn khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc trước đây. Bạn định viết đơn xin việc như thế nào khi bạn không có gì để viết?

Bạn không nên để điều đó ngăn cản bạn. Ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhất chưa chắc luôn luôn là ứng viên nhận được công việc. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nhiều hơn là kinh nghiệm ở một ứng viên, vì vậy, điều quan trọng là sử dụng đơn xin việc của bạn đúng cách để thể hiện bạn là ai và tại sao bạn lại phù hợp với công việc này. Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời về cách viết đơn xin việc khi bạn không có kinh nghiệm, thì đây là 7 điều bạn cần biết.

  1. Điều chỉnh đơn xin việc của bạn phù hợp với công việc

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng đơn xin việc của bạn phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, thì điều quan trọng là tập trung vào các kỹ năng của bạn, thay vì những điều mà bạn không có. Nghiên cứu kỹ thông tin tuyển dụng và rút ra tất cả các kỹ năng và trình độ mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Điều này có thể bao gồm những thứ như chú ý đến chi tiết, có kỹ năng dịch vụ khách hàng hoặc quản lý thời gian tốt. Để điều chỉnh CV của bạn phù hợp với công việc, điều quan trọng là kết hợp các kỹ năng bạn có vào CV của mình. Bạn cũng có thể đưa chúng vào tuyên bố cá nhân của mình. Điều quan trọng là đảm bảo nhà tuyển dụng có thể thấy rằng đây không phải là một CV chung chung và bạn có các kỹ năng liên quan đến công việc.

2.Tận dụng tối đa tuyên bố cá nhân của bạn
Tuyên bố cá nhân của bạn là điều đầu tiên một nhà tuyển dụng sẽ đọc trên CV của bạn, vì vậy nó cần phải tốt. Dành thời gian viết ba đến năm dòng về bản thân, kỹ năng của bạn và những gì làm cho bạn trở thành ứng cử viên hoàn hảo cho vai trò. Nó không nên là một câu chuyện nhưng là một bức tranh ngắn gọn về những gì sẽ làm cho bạn trở thành một nhân viên tuyệt vời. Bạn có thể không có kinh nghiệm làm việc, nhưng bạn vẫn có thể thể hiện tính cách quyến rũ của mình. 
3. Suy nghĩ ngoài công việc
Hãy xem các hoạt động ngoại khóa của bạn như công việc. Bằng chứng cho thấy các nhà tuyển dụng khá coi trọng các ứng viên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý, sắp xếp các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện thời gian ở trường. Bạn có thể không có thu nhập từ các hoạt động đó, nhưng bạn chắc chắn sẽ đạt được một số kỹ năng có giá trị khi làm việc đó.
4.Tận dụng các kỹ năng có thể chuyển đổi của bạn
Một nghiên cứu cho thấy 91% nhà tuyển dụng thích ứng viên của họ có kinh nghiệm làm việc, nhưng chỉ 65% trong số họ thích ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong cùng lĩnh vực. Điều này là do hầu hết các nhà tuyển dụng hiểu rằng mặc dù các ứng viên tìm việc làm có thể không có trải nghiệm chính xác mà họ đang tìm kiếm, hầu hết các ứng viên sẽ có các kỹ năng có thể biến đổi linh hoạt. Đây là những kỹ năng mà bạn có thể đã học được trong một công việc hoặc ngành nghề khác có liên quan và có thể được sử dụng ở vị trí ứng tuyển. Chìa khóa cho một ứng viên có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc là nhận ra những kỹ năng linh hoạt và làm nổi bật chúng trong CV của họ. Một số ví dụ về kỹ năng linh hoạt là dịch vụ khách hàng, kinh nghiệm quản lý và phân tích tình huống.
5. Cần có một lá thư xin việc
Luôn luôn cần có một lá thu xin việc để đi sâu vào chi tiết về lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho công việc, và điều này có thể gây rắc rối nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc. Bạn cần có khả năng cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và điều gì khiến bạn phù hợp với công việc. Gửi thư xin việc cùng với sơ yếu lý lịch của bạn là một cách tuyệt vời để làm điều này. Đó là một cơ hội để thể hiện tính cách của bạn và làm nổi bật các kỹ năng có liên quan mà bạn sở hữu sẽ giúp bạn thành công trong vai trò cụ thể. Hãy nhớ giữ cho nó chuyên nghiệp, súc tích.  
6.Sử dụng đúng từ khóa
Nhà tuyển dụng (hoặc hệ thống theo dõi ứng viên của họ), sẽ quét CV của bạn để tìm từ khóa. Đây là những kỹ năng và trình độ cụ thể liên quan đến vai trò mà bạn có thể tìm thấy trong bài đăng công việc. Điều quan trọng là phải đề cập đến những từ khóa này trong CV của bạn. Hợp lý hóa CV của bạn để bạn nói cùng ngôn ngữ với nhà tuyển dụng. 
7.Thể hiện cá tính của bạn
Sự nhiệt tình được xem trọng nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu bạn có thể thể hiện cá tính và sự nhiệt tình của mình trong CV, bạn đã ở vị trí cao hơn hầu hết các ứng cử viên tìm việc làm khác. Bạn có thể không có trải nghiệm chính xác mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, nhưng nếu bạn có thể tạo một CV nổi bật và thể hiện cá tính, bạn có thể nhận được cuộc gọi phỏng vấn mà bạn đã chờ đợi. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều hơn chỉ là kinh nghiệm làm việc phù hợp. Họ cũng đang tìm kiếm tính cách phù hợp để phù hợp với văn hóa công ty.
 

emailpower / 2019-01-15

Bí quyết viết đơn xin việc hoàn hảo dành cho người tìm việc

Đọc kỹ các nội dung và thông tin về công ty tuyển dụng

Nhằm thúc đẩy quá trình viết đơn xin việc của bạn được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về đơn vị tuyển dụng mà bạn muốn ứng tuyển, cũng như vị trí công việc mà bạn muốn nhắm đến.

Để thực hiện quy trình này, ứng viên cần phải khai thác nhiều nguồn dữ liệu thông tin đa dạng, chẳng hạn như: website, phương tiện truyền thông đại chúng, v.v. Hãy tham khảo các thông tin để biết chính xác mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trên lĩnh vực mà họ đang hoạt động, cũng như yêu cầu của đơn vị đó đối với vị trí việc làm mà bạn mong muốn. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm nhiều sáng kiến mới nhằm giúp quá trình viết đơn xin việc của bạn được thuận lợi hơn, cũng như việc chọn lọc từ ngữ sao cho phù hợp hơn với mẫu đơn xin việc của bạn.

Mẫu đơn xin việc có nội dung ngắn gọn, nhưng súc tích

Mẫu đơn xin việc chuẩn được xem là công cụ để thể hiện kỹ năng trình bày nội dung cá nhân của mỗi ứng viên. Vì vậy, tùy vào tính chất và yêu cầu của công việc mà ứng viên nên chủ động hơn trong cách viết đơn nhằm tạo nên sức hút ấn tượng, đồng thời tạo nên tính thuyết phục cao đối với nhà tuyển dụng. Xin lưu ý rằng khi viết đơn bạn cần phải tuân theo một số tiêu chí cụ thể ở phần nội dung, nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong mắt đơn vị tuyển dụng của bạn. Nói cách khác:

Khi bắt đầu viết, bạn cần để cập đến bằng cách nào bạn biết đến thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp, điều này sẽ ngụ ý cho các nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin về họ. Tiếp đến, bạn nên đề cập đến các thế mạnh của bản thân về trình độ chuyên môn, kỹ năng cá nhân và kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí công việc. Ngoài ra, bạn cần thêm một vài minh chứng để thể hiện giá trị của bản thân, cũng như lợi ích lâu dài mà bạn có thể mang đến cho hoạt động kinh doanh của họ. Điều này sẽ giúp bạn vượt trội hơn nhiều so với các ứng viên khác.

Sau đó, điều tiếp theo mà bạn cần phải làm đó là bày tỏ trực tiếp mong muốn được nhận lời mời tham gia buổi phỏng vấn với doanh nghiệp. Chính yếu tố này sẽ khiến đơn vị tuyển dụng nhìn nhận được sự quan tâm và thái độ đầy nhiệt huyết của bạn đối với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng. Đồng nghĩa với việc bạn đang tự tạo thêm cơ hội cho bản thân của mình.

Và quan trọng hơn hết, bạn đừng quên cung cấp đầy đủ và chính xác email và số điện thoại để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ đặt lịch phỏng vấn với bạn. Cuối cùng, bạn nên kết thúc bằng một lời cảm ơn chân thành dành cho đơn vị tuyển dụng, nhằm tạo nên ấn tượng đẹp với họ.

Cách thức trình bày gọn gàng và đẹp mắt

Với bố cục của đơn xin việc, bạn nên chắc chắn rằng nó được trình bày rõ ràng nhất có thể. Phông chữ phù hợp và dễ đọc, văn phong trang trọng và chuyên nghiệp phù hợp với tính chất của từng vị trí công việc trong giai đoạn hiện nay. Hãy dành thêm thời gian để tham khảo thêm nhiều mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh để chọn một cách định dạng mà mình yêu thích.

Viết một lá đơn chỉnh chu không phải là một điều đơn giản. Nó chiếm lấy khá nhiều thời gian của bạn, nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội việc làm tốt hơn bao giờ hết. Hãy đầu tư vào lá đơn của bạn để chinh phục mọi nẻo đường chông gai trên con đường sự nghiệp tương lai của bạn. Chúng tôi luôn hy vọng rằng thông tin mà mình cung cấp sẽ luôn là hành trang có ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

emailpower / 2019-01-09

Những vấn đề cần lưu ý khi trình bày CV xin việc

Chèn hình vào CV

Khi viết cv, chắc hẳn phần lớn mọi người trong chúng ta đều sẽ tìm kiếm một tấm hình để làm ảnh đại diện cho CV đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về nhân sự, việc bạn chọn hình như thế nào cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá từ các nhà tuyển dụng. Có thể đối với bạn, tấm hình đó rất đẹp nhưng có thể trong mắt nhà tuyển dụng thì không như vậy. Đôi khi vì phong cảnh, trang phục của tấm hình không phù hợp để chèn vào khi tạo cv xin việc vì có nhiều người còn đưa ảnh chụp hình selfie lên, điều này sẽ gây ấn tượng xấu về bạn đấy.

Nếu muốn chèn ảnh, bạn hãy lựa chọn một bức ảnh trang trọng, tốt nhất là hình có góc chụp như hình thẻ, mặc trang phục lịch sự phù hợp nơi công sở. Quang cảnh của bức ảnh cũng phải mang sự tôn trọng nhà tuyển dụng, bạn không nên chọn những hình đi chơi thông thường để đưa vào CV.

Viết đúng tên thật

Đã có nhiều trường hợp ứng viên viết tên trên CV không phải là tên thật của mình, có khi thiếu tên lót, tên đệm,…Bạn hãy lưu ý là nên viết đầy đủ họ và tên cho nhà tuyển dụng đọc vì họ cần thông tin chính xác để đối chiếu. Nếu bạn ghi sai tên hoặc sót tên có thể dẫn đến việc xác nhận sai người, thể hiện sự thiếu thành thật,…Nếu CV tiếng Anh thì bạn chỉ cần ghi cả họ và tên sau đó thì bỏ dấu là được.

Ngày/ tháng/năm sinh, giới tính

Ngày tháng năm sinh và giới tính là những thông tin cũng khá quan trọng để nhà tuyển dụng đối chiếu và tránh nhầm lẫn bạn với các ứng viên khác. Bạn có thể cung cấp mục này kèm với email, số điện thoại, địa chỉ,…

Các trình bày tiêu đề trong CV

Nếu bạn sử dụng các mẫu cv có sẵn được tải về từ trang mạng thì không cần phải lo lắng quá nhiều vê vấn đề trình bày, đa số các mẫu cv đó đều được thiết kế khá đẹp và canh chỉnh lề sao cho phù hợp, cân đối. Tuy nhiên, nếu bạn tự thiết kế CV cho mình, bạn có thể canh cho các mục cân đối giữa trang, tránh quá lệch lạc dẫn đến thừa nhiều chỗ trống hoặc chữ quá nhiều trong cùng một mục.

Cấu trúc chuẩn cho CV

Khi viết CV, bạn nên trình bày những nội dung chính một cách rõ ràng, gọn gàng để nhà tuyển dụng dễ dàng xem và có sự đánh giá đầu tiên tốt về bạn. Đa phần trong mỗi mục, bạn nên chọn hình thức liệt kê ý theo từng gạch đầu dòng và canh đều hai bên, tránh viết câu quá dài tạo cảm giác rối mắt cho người xem. Về phông chữ, bạn có thể chọn những phông chữ dễ nhìn như Times New Roman, Arial,…tránh chọn những kiểu chữ quá uốn lượn, chữ kiểu, chữ tượng hình khi viết CV. Những tiêu đề bạn nên tô đậm để phân biệt với nội dung, như vậy cấu trúc CV sẽ trở nên rõ ràng từng phần hơn.

Kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm làm việc đóng vai trò thể hiện những công việc bạn đã từng gắn bó, bạn đã học được những kỹ năng gì và cho thấy bạn có tiềm năng ra sao. Bạn chỉ nên liệt kê những nhiệm vụ chính bạn được giao ở công ty cũ, tránh kể dài dòng, lê thê về những việc nhỏ nhặt như in giấy tờ,…

Nếu như bạn đã từng làm nhiều việc từ bán thời gian đến toàn thời gian thì cũng không nhất thiết phải nêu hết vào trong CV. Bạn hãy chọn lọc những công việc bạn cho là ấn tượng, có liên quan đến việc mà bạn chuẩn bị ứng tuyển và công việc đó mang lại nhiều kỹ năng cho bạn. 

Người tham khảo (References)

Nhiều công ty sẽ kiểm tra mục references của bạn, đặc biệt là những công ty lớn. Ở phần này, bạn chỉ cần điền tên người tham khảo, công ty, vị trí làm việc và số điện thoại/ email. Những thông tin này bạn hãy điền một cách trung thực, chính xác để nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm và đối chiếu một cách nhanh nhất.

Hoàn tất CV và chuẩn bị sẵn sàng đề được phỏng vấn

Sau khi hoàn tất CV, bạn hãy gửi chúng đi và tự chuẩn bị sẵn sàng cho một huổi phỏng vấn trực tiếp sau đó. Hãy chú ý về những câu hỏi đặt ra, tốt nhất là bạn nên trả lời chúng một cách thành thật. Nếu sở thích của bạn là xem phim, nhưng khi được hỏi về bộ phim gần đây bạn xem mà không nói được nội dung có thể gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Bạn có thể tập trả lời những câu hỏi giả định với bạn bè, người thân hoặc tập nói trước gương về giới thiệu bản thân,… điều này sẽ giúp bạn nói lưu loát và tự tin hơn.

Bên cạnh đó, việc chú ý tác phong, thời gian là vô cùng quan trọng. Hãy đi đúng giờ, mặc trang phục lịch sự, trang nhã phù hợp với môi trường doanh nghiệp và quan trọng là tự tin thể hiện tốt những gì bản thân đang có, bạn sẽ nhanh chóng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và có nhiều cơ hội đậu cao hơn.

emailpower / 2018-12-02

Một số kỹ năng chuyên môn giúp tạo một CV xin việc ấn tượng

Trên một thị trường việc làm, nơi các nhà tuyển dụng xem xét trung bình tối đa 250 CV cho mỗi vị trí công việc khác nhau, do đó bạn cần phải viết CV và thiết kế nó sao cho thật tinh tế và nổi bật so với các ứng viên khác. Có như thế, bạn mới có cơ hội trúng tuyển được vị trí việc làm mà bạn mong muốn. Nhưng bạn lại không biết mình nên bắt đầu từ đâu để có thể viết CV theo đúng quy trình ứng tuyển và làm nó thật ấn tượng? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết vấn đề này. Đây là lúc để chúng tôi chia sẻ với bạn về những gì nên được thêm vào khi viết CV xin việc của bạn.

Cho dù bạn là một nhà khoa học dữ liệu công nghệ cao hay đang làm việc với bất kỳ một ngành nghề nào đi nữa, thì việc chọn lọc kỹ năng cứng trước khi đưa vào CV có thể giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

  1. Thu thập và phân tích dữ liệu

Việc sử dụng công nghệ ở nơi làm việc là một việc được đánh giá cao. Bạn biết theo dõi, thu thập và phân tích dữ liệu nhằm bổ trợ cho công việc – đây là kỹ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều chú ý đến.

  1. Ứng dụng truyền thông xã hội

Kỹ năng ứng dụng các phương tiện truyền thông xã hội nên được bổ sung kịp thời cho bất kỳ bản CV nào. Bất kể lĩnh vực nghề nghiệp và vai trò công việc, việc bạn sở hữu kỹ năng này là một lợi thế cho bạn.

Làm thế nào để làm nổi bật? Nếu bạn hoàn thành khóa học hoặc thực tập có liên quan đến truyền thông xã hội, hãy đưa nó vào hồ sơ của bạn. Thêm vào đó, bạn nên chia sẻ chi tiết về các chiến dịch truyền thông mà bạn đã thực hiện nhằm ghi thêm điểm cộng cho bản thân trước nhà tuyển dụng.

  1. Biết cách sử dụng các ứng dụng về mảng quảng cáo

Thiết kế và xây dựng trang web không chỉ dành riêng cho kỹ thuật viên lập trình nữa. Các chương trình đơn giản như WordPress, Blogger, Squarespace và hơn thế nữa có thể giúp bạn tìm hiểu các khái niệm cơ bản về tạo và duy trì blog hoặc trang web. Nếu bạn đang là một marketer, một chuyên viên đang công tác trong một cơ quan thông tấn lớn cần đến việc quảng bá thương hiệu, thì việc bạn thành thạo một số chương trình có liên quan có thể giúp bạn tăng lương đáng kể.

Do đó, hãy tìm hiểu cách sử dụng các chương trình này thông qua một trong nhiều lớp học hoặc hướng dẫn trực tuyến có sẵn, sau đó liệt kê nó vào phần kỹ năng trong CV của bạn nhé.

Cho dù bạn là ai trong hàng triệu người Việt Nam đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, hoặc hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp nào đó, nhưng xem xét chuyển công tác sang một đơn vị khác tốt hơn, hãy liệt kê các kỹ năng trên, đồng thời chọn lọc một số kỹ năng mềm khác nhằm đánh bật lên năng lực tiềm tàng của bạn trước nhà tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp bạn nhanh chóng ổn định sự nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công!

emailpower / 2018-12-01

Một số điều cần lưu ý dành cho người lao động khi viết CV xin việc

Các nhà tuyển dụng sẽ dành 6 – 10 giây để rà soát nhanh các bản CV để xác định xem CV của bạn có phù hợp với tiêu chí mà họ cần hay không. Vậy làm cách nào để giúp bạn phù hợp hơn hàng trăm ứng viên khác? Hãy lưu ý một số điều sau đây khi bắt đầu viết CV của mình.

Bạn nên chú trọng và chọn lọc các kỹ năng trước khi viết CV. Việc liệt kê chúng vào chuỗi thông tin để viết CV là cực kỳ quan trọng để giành một suất tham gia cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Bạn nên lưu ý rằng các kỹ năng mà bạn thêm vào cần đảm bảo mức độ phù hợp và tính hiệu quả cao nhằm gây ấn tượng với người đọc CV.

Một quan niệm sai lầm phổ biến mà bạn sẽ thường gặp phải ở những người tìm việc làm đó là họ chỉ lấy các kỹ năng được nhắc đến trong mô tả công việc, tìm một số thuật ngữ có liên quan để thêm vào. Nhưng trên thực tế, họ không hề sở hữu những kỹ năng đó, hoặc họ chỉ thêm vào CV những kỹ năng các nhà tuyển dụng yêu cầu mà quên đi mất các kỹ năng khác cũng rất được coi trọng.

Ngôn từ phù hợp là cực kỳ quan trọng, nhưng nếu bạn chỉ lấy các từ và cụm từ phổ biến mà không mang lại dấu ấn, thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng đánh mất cơ hội của mình trên đường đua đạt đến ước mơ nghề nghiệp của mình.

Và hơn hết, câu hỏi mà bất kỳ ứng viên nào cũng quan tâm đó là bạn nên đặt những kỹ năng nào vào CV của mình để làm cho nó thật khác biệt? Sau đây, chúng ta hãy cùng theo dõi ba loại kỹ năng phổ biến mà phần lớn các đơn vị doanh nghiệp luôn mong đợi ở ứng viên ngoài các kỹ năng chuyên môn đơn thuần:

Kỹ năng giao tiếp

Có thể khẳng định rằng đây là loại kỹ năng được sử dụng phổ biến ở bất kỳ một ngành nghề nào trong xã hội hiện đại ngày nay. Nó rất cần cho bạn, bởi vì chính nó sẽ giúp bạn có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc giao tiếp thành thạo sẽ tạo nên những cuộc hội thoại và đàm thoại, cũng như thảo luận thành công với các thành viên khác trong doanh nghiệp, cũng như với khách hàng của bạn, và thậm chí nhờ đó bạn có thể dành được tình cảm và sự ủng hộ của mọi người với dự án mà bạn đề ra.

Kỹ năng sử dụng ứng dụng máy tính phổ biến

Bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết nhất định về các phần mềm vi tính văn phòng như Word, Excel, Access, v.v. Và một số nhóm ngành khác lại đòi hỏi phải biết cách sử dụng các phần mềm khác nhau nhằm bổ trợ cho công việc hiện tại. Do đó, việc bạn thành thạo kỹ năng này là rất cần thiết cho sự nghiệp của bạn.

Khả năng lãnh đạo

Người tìm việc làm có được khả năng lãnh đạo tốt sẽ được các đơn vị doanh nghiệp săn đón nhiều hơn các ứng viên khác. Vì người sở hữu được kỹ năng này là một người biết cách tạo động lực, thúc đẩy và khuyến khích các đồng nghiệp đạt được mục tiêu dự án của cả bộ phận. Có được loại kỹ năng này bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rất nhanh trong môi trường làm việc của mình vào giai đoạn sắp tới.

emailpower / 2018-11-26

Mẹo viết đơn xin nghỉ việc theo đúng chuẩn

Khi có nhu cầu chuyển một công việc mới do bất kỳ lý do cá nhân gì, bạn nên biết cách viết một lá đơn xin nghỉ việc đúng chuẩn cho cấp trên của mình. Đơn xin nghỉ việc là nơi để bạn bày tỏ lòng biết ơn đối với cấp trên đã hỗ trợ cho bạn trong suốt thời gian qua và lý do hợp lý cho việc bạn xin thôi việc. Bên cạnh đó, đơn xin việc còn chính là nơi tạo nên nền tảng chuyên nghiệp ở bạn. Bạn có thể viết đơn bằng tay hoặc điện tử để gửi cho cấp trên.

Để có thể viết đơn xin nghỉ việc một cách hợp lý, bạn cần phải xác định được lý do xin nghỉ của mình và có kế hoạch cụ thể để trình bày nó sao cho thật chính đáng và thuận ý của đơn vị doanh nghiệp mà bạn đang công tác. Hãy cùng chúng tôi xem lướt qua một số lý do như sau: không thu xếp được công việc gia đình, chuyển nơi ở, thay đổi mục tiêu và chính kiến nghề nghiệp, tham gia đào tạo nâng cao theo một chương trình nào đó, v.v. Nên lưu ý rằng bạn không được thêm các lý do tiêu cực tại môi trường làm việc của bạn.

Trong mẫu đơn xin thôi việc, người lao động cần liệt kê rõ thông tin cá nhân, vị trí công việc và khi xin nghỉ việc sẽ bàn giao lại cho nhân viên nào. Sau đó, bạn cần nêu lý do nghỉ việc và thời gian bắt đầu nghỉ việc là khi nào. Trong quá trình chờ đợi quyết định, bạn sẽ tiếp tục làm việc năng nổ cho đến khi nghỉ việc. Ngoài ra, bạn cần gửi đến cấp trên của mình một lời cảm ơn chân thành nhất.

Và sau đây là hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin thôi việc ngắn gọn, nhưng đầy đủ các nội dung cơ bản:

Kính gửi: Tên cơ quan mà bạn đang công tác hiện tại

Tôi tên là: viết đầy đủ họ và tên của bạn

Chức vụ: vị trí công việc mà bạn đang đảm nhận, chẳng hạn như: chuyên viên, trợ lý, thư ký, trưởng phòng, v.v.

Bộ phận: bộ phận mà bạn đang đảm nhiệm một mảng công việc, chẳng hạn như: quảng cáo, kinh doanh, nhân sự, v.v.

Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được nghỉ việc kể từ (ghi rõ thời gian).

Lý do: Viết một lý do chính đáng như trên đã đề cập đến. Đây được xem là phần quan trọng và đáng quan tâm nhất trong đơn khiến bản thân không thể tiếp tục công việc tại công ty. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của đơn xin thôi việc.

Tôi đã bàn giao công việc cho nhân viên (tên đầy đủ của người đảm nhận) sau khi tôi nghỉ việc tại cơ quan.

Bộ phận: bộ phận của nhân viên mà bạn đã bàn giao công việc.

Danh sách công việc được bàn giao: bạn nên liệt kê cụ thể vào một bảng tóm tắt nhỏ để người được bàn giao công việc theo dõi, cũng như để cấp trên hiểu rõ và dễ dàng điều phối công việc sau khi bạn nghỉ việc.

Bày tỏ lòng biết ơn vì sự hỗ trợ và dìu dắt của doanh nghiệp trong suốt thời gian công tác

Ký tên và ý kiến của ban giám đốc về nguyện vọng thôi việc của bạn.

Xin lưu ý đối với các đối tượng lao động rằng sau khi nghỉ việc bạn nên xác nhận các quy trình thủ tục nhằm hưởng chế độ bảo hiệm thất nghiệp trong khoảng thời gian bạn chưa có được một công việc mới. Chúc bạn viết được một lá đơn xin thôi việc nhận được sự đồng tình từ cấp trên và hoàn thành được ước nguyện của riêng mình.

 

 

emailpower / 2018-10-19

Tìm kiếm sự công bằng khi bị sa thải

Có nhiều trường hợp nhân viên sẽ tự gửi đơn xin nghỉ việc tạm thời vì bận việc riêng hoặc tệ hơn là đơn xin thôi việc. Nhưng đó là đề nghị từ bản thân người lao động. Chắc hẳn, chẳng có trường hợp nào tệ hơn là bạn bị cấp trên yêu cầu viết đơn xin thôi việc hoặc đơn xin nghỉ việc không quyền lợi với những lý do trên trời dưới đất đâu nhỉ. Nếu bạn bị sa thải khỏi công việc của mình, trong một số điều kiện nhất định, bạn nên đưa ra khiếu nại về việc sa thải bất công đối với chủ lao động của bạn. Ngoài một trường hợp liên quan đến việc sa thải do thừa nhân lực, việc sa thải được coi là không công bằng trừ khi chủ lao động có thể thể hiện cơ sở đáng kể để biện minh cho nó.

Vì vậy, chủ lao động phải chứng minh rằng việc sa thải là sự công bằng, nghĩa là, có cơ sở chính đáng cho việc sa thải và các thủ tục công bằng đã được tuân theo. Nếu không đừng quá hiền lành mà gửi đi đơn xin thôi việc theo như yêu cầu của họ.

Nếu bạn bị sa thải khỏi công việc của mình, bạn có quyền nhận được một thông báo tối thiểu theo luật định nếu bạn đã làm việc ít nhất 13 tuần cho chủ nhân của bạn. Hợp đồng làm việc bằng văn bản của bạn có thể cung cấp cho một thời gian dài hơn thông báo.

Quy tắc

Phải cho thấy rằng việc sa thải bạn được kết nối với một hoặc nhiều cơ sở có khả năng công bằng được đưa ra trong luật.

Phải cho thấy rằng các quy trình công bằng đã được tuân thủ

Sẽ phải bác bỏ bất kỳ cáo buộc nào của bạn rằng trường hợp của bạn liên quan đến bất kỳ lý do tự động không công bằng nào về việc sa thải.

Việc sa thải nhân viên chỉ được thực hiện khi bạn không đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

Khả năng

Điều này bao gồm các vấn đề như độ trễ, vắng mặt và vắng mặt liên tục bởi bệnh tật hoặc chấn thương, hoặc là ngắn hạn hoặc dài hạn.

Năng lực

Năng lực đề cập đến khả năng làm công việc của bạn. Ngay từ đầu, bạn cần phải được nhận thức về các tiêu chuẩn được mong đợi của bạn, và những điều này phải đề cập đến công việc bạn đã được thuê để làm.

Trình độ chuyên môn

Cụ thể là tình huống bạn đánh lừa người sử dụng lao động của bạn về trình độ bạn có khi nộp đơn xin việc.

Hạnh kiểm

Là cơ sở cho sự bác bỏ công bằng, bao gồm một phạm vi hành vi rất lớn. Cần phải phân biệt giữa hành vi sai trái nghiêm trọng và hành vi sai trái thông thường.

Nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu trên mà vẫn bị sa thải thì đầu tiên phải bảo vệ được những lợi ích của mình trước những lý do không chính đáng, như tiền bồi thường, trợ cấp. Sau đó gửi ngay đơn xin nghỉ việc bởi vì bạn không nên cống hiến cho một nơi không đối xủa công bằng với mình.