emailpower / 2024-11-08
Chức danh công việc không chỉ thể hiện nhiệm vụ cần làm mà còn thể hiện trách nhiệm và thứ bậc của một người trong một tổ chức, doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, ta hãy cùng tìm hiểu specialist là gì và các điều cần biết về specialist nhé.
Specialist là gì?
Specialist, hay còn gọi là chuyên gia, là khái niệm để chỉ chức danh của một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Specialist được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực công việc của mình vì thường có nền tảng giáo dục liên quan đến nghề nghiệp, chứng chỉ bổ sung hoặc kinh nghiệm làm việc trước đó trong vai trò đó.
Vị trí specialist thường có yêu cầu đào tạo cao và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà họ làm việc vì công việc của họ là các nhiệm vụ phức tạp, cần đưa ra những quyết định quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực nghề nghiệp có chức danh specialist
Không phải lĩnh vực nghề nghiệp nào cũng có chức danh specialist, điều này còn tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu trên thị trường. Sau đây là một số lĩnh vực có sử dụng chức danh specialist:
1. Lĩnh vực tài chính
Các specialist trong lĩnh vực tài chính thường có nhiệm vụ xem xét lịch sử tài chính của khách hàng, phát triển các mô hình tài chính cho tổ chức, doanh nghiệp, chuẩn bị báo cáo ngân sách và đưa ra giải pháp để giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Specialist trong lĩnh vực tài chính thường yêu cầu làm việc tại văn phòng trong giờ hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số specialist cần làm ngoài giờ tuỳ vào thời điểm trong năm tài chính hoặc yêu cầu của cấp trên. Một số chức danh cụ thể có thể kể đến như Credit specialist, Accounting Specialist, Inside Financial specialist…
2. Lĩnh vực công nghệ
Trong lĩnh vực công nghệ, specialist là những người có kiến thức và kỹ năng sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể trong công nghệ thông tin. Một số vai trò chung của specialist trong lĩnh vực này có thể kể đến như khắc phục sự cố phần cứng, phần mềm, sắp xếp dữ liệu công ty, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá các sự cố và đưa ra các giải pháp khắc phục. Kinh nghiệm thực tiễn là một trong những yếu tố quan trọng đối với các chuyên gia về công nghệ.
Chức danh specialist công nghệ hiện nay có Technical Support Specialist, Systems Specialist, Software Development Specialist, Data Specialist…
3. Lĩnh vực y học
Các chuyên gia y tế là bác sĩ hoặc chuyên gia y tế đã trải qua quá trình đào tạo, hoàn thành xong chương trình giáo dục nâng cao và chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của y học. Nhiệm vụ của specialist trong y học rất đa dạng tùy thuộc và chuyên môn, nhưng nhìn chung vẫn là có trách nhiệm về sức khỏe và an toàn của bệnh nhân.
Specialist thuộc y học sẽ làm việc ở bệnh viện, phòng khám hoặc các cơ sở y tế khác và thường làm việc theo ca, bao gồm ban đêm và cuối tuần. Chức danh của specialist lĩnh vực này gồm Cardiologist (bác sĩ tim mạch), Neonatologist (bác sĩ khoa sơ sinh), Dermatologist (bác sĩ da liễu)…
4. Lĩnh vực marketing
Để trở thành specialist trong lĩnh vực marketing, họ cần sở hữu kiến thức về nhiều chủ đề khác nhau trong cùng một lĩnh vực, bên cạnh đó là chuyên môn sau trong một loại hình marketing cụ thể. Marketing hiện nay là một trong những lĩnh vực đem lại môi trường làm việc năng động, có thể làm việc từ xa hoặc làm việc tự do. Một số chức danh specialist có thể kể đến như Content specialist, Social media specialist, SEO specialist…
5. Lĩnh vực giáo dục
Một số specialist trong lĩnh vực giáo dục có thể làm việc trực tiếp với học sinh, phụ huynh, trong khi đó, một số khác làm việc trong môi trường văn phòng, làm công việc phát triển chương trình giảng dạy cho các môn học khác nhau.
Tuỳ thuộc vào vai trò của trường học hay trung tâm giáo dục, các specialist có thể làm việc trong giờ học chính quy hoặc ngoài giờ vào buổi tối. Một số chức danh specialist trong lĩnh vực giáo dục: Curriculum Development Specialist, Instructional Design Specialist, Educational Technology Specialist…
Phân biệt specialist và Coordinator
Trong khi specialist là chuyên gia thì Coordinator là điều phối viên. Specialist chủ yếu tập trung vào chủ đề, lĩnh vực riêng biệt trong một tổ chức, đặc biệt họ có chuyên môn cao trong lĩnh vực chuyên môn đó. Một doanh nghiệp có thể có nhiều specialist để đáp ứng với sự phát triển và nhu cầu của họ.
Coordinator hay điều phối viên là người có nhiệm vụ thu thập, giám sát và phân phối thông tin liên quan đến một dự án của công ty. Khác với chuyên gia, điều phối viên thường là vị trí cấp đầu vào và đôi khi không yêu cầu kiến thức chuyên môn quá cao để thực hiện hiệu quả công việc.